Thị trường thực phẩm hữu cơ ở Hà Tĩnh: Thật giả lẫn lộn!

(Baohatinh.vn) - Thực trạng đáng báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ là thời cơ để thực phẩm hữu cơ lên ngôi. Tuy nhiên, trên thực tế, người tiêu dùng rất khó để phân biệt thật giả, còn người sản xuất thì khó chứng minh được chất lượng sản phẩm nên thực phẩm hữu cơ vẫn chưa được thị trường đón nhận.

thi truong thuc pham huu co o ha tinh that gia lan lon

Rau, củ, quả sạch trên kệ hàng siêu thị Vinmart Hà Tĩnh

Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà), chúng tôi đến thăm vườn rau gia đình ông Dương Kim Hoàng (ở thôn Hà Thanh). Thực tế, định hướng sản xuất của gia đình là “nói không” với phân hóa học, thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân hữu cơ sản xuất từ thực vật xử lý bằng men vi sinh, phân chuồng và dùng nguồn nước sạch. Rất nhiều loại rau, cây ăn quả được trồng phủ kín trên mảnh đất khoảng 2.000 m2.

Ông Hoàng cho biết: Để sản xuất thực phẩm hữu cơ, gia đình ông “nói không” với các loại hóa chất, chăn nuôi gà, vịt chỉ bằng ngô, lúa. Do vậy, phải mất nhiều thời gian chăm sóc hơn, bù lại, sức kháng bệnh, chống chịu với thời tiết tốt hơn. Sau thời gian đầu khá vất vả, thu nhập từ sản phẩm nông sản trong vườn đến nay không hề nhỏ, trung bình từ 200-250 nghìn đồng/ngày.

Tuy nhiên, dù mất nhiều công chăm sóc hơn, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn nhưng giá bán hiện tại vẫn ngang bằng so với thực phẩm cùng loại. Nguyên nhân là do sản phẩm không có tem, nhãn để chứng minh.

thi truong thuc pham huu co o ha tinh that gia lan lon

Gia đình bà Nguyễn Thị Cử (thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn, Thạch Hà) thu nhập khoảng 250 nghìn đồng/ngày nhờ làm nông nghiệp hữu cơ.

Thời gian gần đây, tại các siêu thị lớn, một số gian hàng thực phẩm đã bày bán các sản phẩm dán nhãn mác hữu cơ với mức giá rất cao. Nhưng thực tế, Việt Nam chưa có quy chuẩn rõ ràng về nông nghiệp hữu cơ. Không ít người tiêu dùng cho rằng, nhiều sản phẩm được gọi là hữu cơ chưa phải là sản phẩm hữu cơ thực sự bởi để đạt tiêu chuẩn cần phải trải qua quy trình nghiêm ngặt từ nguồn nước tưới, phân bón, thức ăn chăn nuôi đến chế biến, đóng gói, bảo quản, không sử dụng chất cấm, các yếu tố biến đổi gen…

Chị Phan Thị Hằng - người tiêu dùng TP Hà Tĩnh cho biết: “Đi mua thực phẩm hữu cơ bây giờ tin nhau là chính chứ không thể phân biệt được đâu là thật, giả. Nói chung là loạn. Người này cũng bán rau hữu cơ, giá cũng như rau thường, nhưng người khác lại bán rau hữu cơ đắt hơn vài lần và không nơi nào đưa ra được cơ sở khẳng định sản phẩm của mình là hữu cơ”.

Ông Nguyễn Xuân Tình – Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh, hội viên Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, nhìn chung, Hà Tĩnh chưa có sản phẩm thực phẩm hữu cơ chính thức. Bởi quy trình sản xuất thực phẩm hữu cơ rất nghiêm ngặt. Ví dụ, để trồng rau hữu cơ thì nguyên liệu làm phân bón cũng phải là rơm, rạ hữu cơ; để nuôi lợn thì con lợn đó cũng phải ăn gạo, ngô hữu cơ chứ không phải cứ cho lợn, gà ăn gạo, ăn ngô là trở thành thực phẩm hữu cơ được. Hiện, chúng tôi đang phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các vườn mẫu. Sản xuất thực phẩm hữu cơ sẽ tốn kém nhiều chi phí, công sức hơn, nhưng đây là con đường bắt buộc của nền nông nghiệp bền vững…”.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.