Thu hàng trăm triệu từ nuôi ong lấy mật ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng miền núi, hàng chục hộ dân ở xã Hòa Hải (Hương Khê – Hà Tĩnh) đã thu lợi hàng trăm triệu mỗi năm từ nghề nuôi ong lấy mật.

Thu hàng trăm triệu từ nuôi ong lấy mật ở Hương Khê

Nghề nuôi ong ở xã Hòa Hải cho thu nhập cao

Xã Hòa Hải là vùng đồi núi nằm trong khu vực Vườn quốc gia Vũ Quang, có lợi thế về nguồn mật phấn hoa tự nhiên phong phú, đa dạng, phù hợp với nghề nuôi ong. Nhiều năm qua, mô hình nuôi ong lấy mật được người dân ở đây lựa chọn là nghề thu nhập chính.

Ông Nguyễn Xuân Tâm (xóm 3, xã Hòa Hải) có “thâm niên” hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong. Hiện ông đang nuôi trên 50 đàn, mỗi năm cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng.

Ông Tâm cho biết: Để thu hoạch “lộc trời”, ông đã trải qua không ít khó khăn để hiểu được loài ong. Ong có tập quán sinh hoạt cực kỳ nguyên tắc, nhưng khi hiểu được thì nuôi ong được xem là nghề nhàn nhã, dễ kiếm tiền.

Thu hàng trăm triệu từ nuôi ong lấy mật ở Hương Khê

Giống ong được người dân săn bắt từ rừng đưa về nuôi nên cho sản phẩm mật chất lượng

Trước đây, nghề nuôi ong ở Hòa Hải chỉ vài hộ nhỏ lẻ, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 6 đàn. Nhưng hiện nay, toàn xã có gần 50 hộ nuôi ong với trên 1.300 đàn. Nguồn con giống được người dân săn bắt từ rừng đưa về vườn hộ chia đàn, thuần hóa để phát triển. Bởi vậy, sản phẩm mật ong của người dân Hòa Hải được đánh giá không thua kém với mật ong rừng tự nhiên, chất lượng đảm bảo, nguồn dinh dưỡng cao.

Ông Đậu Đình Huấn (xóm 4, xã Hòa Hải) cho hay: “Cái khó nhất của nuôi ong rừng là thuần hóa giống và chia đàn. Việc nuôi ong ở địa phương chủ yếu là nuôi tự nhiên nên không phải đầu tư nguồn thức ăn. Cứ đến mùa là thu hoạch mật đem bán nên mang lại thu nhập cao”.

Thu hàng trăm triệu từ nuôi ong lấy mật ở Hương Khê

Nuôi ong tự nhiên không phải đầu tư thức ăn

Để đẩy mạnh phong trào nuôi ong và giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế, người nuôi ong đã thành lập HTX nuôi ong Hòa Hải. HTX ra đời bước đầu đã có 28 xã viên tham gia giúp nhau về kỹ thuật nuôi ong, giới thiệu về thị trường... Hiện tại, số lượng đàn ong của HTX có trên 1.200 đàn, năng suất mật đạt bình quân đạt 8kg/đàn/năm. Tính ra, mỗi hội viên thu nhập bình quân hơn 24 triệu đồng/năm từ nghề nuôi ong.

Thu hàng trăm triệu từ nuôi ong lấy mật ở Hương Khê

Thành lập HTX nuôi ong Hòa Hải để mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ ổn định

Ông Phạm Viết Diện- Giám đốc HTX Nuôi ong Hòa Hải cho biết: HTX sẽ tham mưu, đề xuất địa phương cấp đất, huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đưa HTX đi vào hoạt động hiệu quả. Quan tâm về tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật nuôi ong cho hội viên áp dụng vào thực tiễn để nâng cao sản lượng mật.

"HTX ra đời với hi vọng là sẽ tạo cơ hội cho các xã viên tiếp cận với kỹ thuật mới, từ đó thay đổi được thói quen nuôi ong truyền thống nhằm nâng cao chất lượng mật. Đồng thời xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Mặt khác, giúp xã viên yên tâm đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, đưa mật ong trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân" - ông Diện cho biết thêm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.