Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các đơn vị, địa phương cần nhanh chóng tiêu thoát nước ở khu vực lúa bị ngập và tranh thủ đẩy nhanh việc thu hoạch khi thời tiết tốt lên, đảm bảo năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh.

Sáng 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình tiêu thoát nước tại các trục tiêu lớn trên địa bàn, gồm: cống bara Đò Điệm (Thạch Hà), cống Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) và cống Đức Xá (Đức Thọ).

Đoàn đã đến kiểm tra công tác vận hành cống bara Đò Điệm (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà). Cống bara Đò Điệm có tác dụng ngăn mặn giữ ngọt, tạo nguồn nước tưới tiêu cho hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và phục vụ nước dân sinh cho hàng vạn dân cư thuộc các huyện Can Lộc, Lộc Hà và một số xã phía Bắc huyện Thạch Hà.

Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng đoàn tiến hành kiểm tra vận hành cống bara Đò Điệm

Trước ảnh hưởng mưa lớn xảy ra trên địa bàn, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh (đơn vị quản lý, vận hành cống) đã chủ động vận hành 6 khoang để tiêu thoát nước, chống ngập cho diện tích lúa hè thu chưa thể thu hoạch tại các địa phương.

Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

6 khoang ở cống bara Đò Điệm được mở để tiêu thoát nước trước ảnh hưởng mưa lớn.

Tiếp đó, đoàn công tác tới kiểm tra vận hành tiêu thoát nước ở cống Trung Lương (TX Hồng Lĩnh).

Cống Trung Lương có tác dụng điều tiết nước ngọt từ sông Lam vào hệ thống sông Nghèn để cung cấp cho nước tưới cho trên 10.000 ha lúa, hàng nghìn ha đất nông nghiệp và nước sinh hoạt của hàng vạn hộ dân TX Hồng Lĩnh cùng các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, một phần Bắc Thạch Hà.

Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra vận hành cống Trung Lương.

Để tránh ngập lụt cho diện tích lúa hè thu của các địa phương, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đã chủ động vận hành cống Trung Lương từ 19h ngày 10/9 nhằm tiêu thoát nước. Tới 10h ngày 10/9, cống vẫn đang tiếp tục được mở để tiêu thoát nước cho đồng ruộng.

Đoàn công tác cũng đã tới kiểm tra việc vận hành tiêu thoát nước tại cống Đức Xá (huyện Đức Thọ).

Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra vận hành cống Đức Xá.

Công trình đảm bảo cấp nước cho hơn 12.000 ha vùng trọng điểm lúa của các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, TX Hồng Lĩnh và một phần Thạch Hà, Lộc Hà. Công trình còn có chức năng thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt và đảm bảo lưu thông đường thủy cho thuyền bè trong vùng.

Tích cực tiêu úng, tranh thủ thu hoạch lúa hè thu khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo năng suất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao sự chủ động úng phó với mưa lớn của các đơn vị, địa phương.

Qua kiểm tra tình hình thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn hoan nghênh các đơn vị, địa phương đã chủ động ứng phó với mưa lớn, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu đạt trên 76%. Đồng thời, đánh giá cao việc chủ động vận hành hệ thống tiêu thoát nước trước ảnh hưởng mưa lớn, nhờ đó đã giảm lượng nước ở đồng ruộng, tránh ngập diện tích lúa hè thu chưa thể thu hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương cần nhanh chóng tiêu thoát nước ở khu vực lúa bị ngập, tranh thủ đẩy nhanh việc thu hoạch khi thời tiết tốt lên, đảm bảo năng suất vụ lúa hè thu, đồng thời chủ động các kế hoạch ứng phó nếu thời tiết tiếp tục có mưa lớn.

Do ảnh hưởng của rìa Bắc rãnh áp thấp có trục qua Trung Trung Bộ hoạt động mạnh kết hợp rìa Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu và nhiễu động gió Đông trên cao nên từ 19h ngày 6/9 đến 7h ngày 10/9 ở khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to.

Lượng mưa đo được tại các trạm thủy văn dao động từ 180mm tới 290mm. Riêng trạm thủy Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) lượng mưa đo được lên tới 367mm.

Dung tích các hồ chứa trên địa bàn phổ biến đạt từ 40% - 95% dung tích thiết kế. 4 hồ, gồm Kim Sơn, Tàu Voi, Bộc Nguyên, Thượng Sông Trí đã xả tràn với lưu lượng từ 3 – 10 m3/s.

Mực nước lúc 7h ngày 10/9 tại một số chứa lớn trên địa bàn như hồ Ngàn Trươi 37,55/52m (dung tích 293,5/775,7 triệu m3), hồ Kẻ Gỗ 24,88/32,5m (dung tích 158/345 triệu m3); hồ Sông Rác 20,58/23,2m (dung tích 84,47/124,5 triệu m3); Khe Xai 17,45/26,2m (dung tích 3,67/10,9 triệu m3).

Theo số liệu báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến ngày 9/9/2022 trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hoạch được 342/445 ha, đạt 76,9%.

Qua báo cáo bước đầu của một số địa phương, do mưa lớn nên diện tích lúa tại một số địa phương bị ngập đổ. Tính đến 8h sáng 10/9 diện tích lúa bị đổ ngập tại huyện Cẩm Xuyên là 5ha lúa (xã Cẩm Sơn, Cẩm Hà, Cẩm Thịnh); huyện Can Lộc là 8ha lúa (xã Khánh Vĩnh yên, Thị trấn Nghèn, Xuân Lộc, Thiên Lộc, Kim Song Trường, Trung Lộc) và TX Hồng Lĩnh là 2ha lúa (xã Thuận Lộc).

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.