Tiêu thụ điện lập kỷ lục 5 lần liên tiếp, nguy cơ thiếu điện lộ rõ

Ngày 21.6, công suất tiêu thụ điện toàn quốc lần đầu tiên vượt 42.000MW và thiết lập mức đỉnh mới với con số là 42.146 MW. Điều này dấy lên lo ngại thiếu điện trong thời gian tới...

Tiêu thụ điện lập kỷ lục 5 lần liên tiếp, nguy cơ thiếu điện lộ rõ

Nắng nóng, nguy cơ thiếu điện luôn trực chờ. Ảnh minh hoạ: EVN

Trong vòng 1 tháng, tiêu thụ điện 5 lần lập kỷ lục

Ghi nhận trong vòng hơn 1 tháng qua đã có 5 lần tiêu thụ điện lập kỷ lục mới - đây là biên độ chưa từng có trong các mùa hè trước. Đặc biệt, trong tháng 6 này, có tới 3 lần mức tiêu thụ đỉnh được thay đổi, vào các ngày 2.6, 18.6 và 21.6.

Điều này dấy lên lo ngại nguy cơ thiếu điện đang chực chờ, ngành điện sẽ phải cắt luân phiên vào các giờ cao điểm.

Điển hình, trưa 21.6, một khu đô thị trên địa bàn phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã ra thông báo đến các cư dân về việc tạm ngừng cung cấp điện lưới từ 11h đến 14h trưa nay (21.6). Khu đô thị này phải phát bằng điện dự phòng để hỗ trợ cư dân.

Dự phòng có đủ?

Thực tế cho thấy, vào ngày 31.5.2021, tiêu thụ điện lập đỉnh ở mức công suất 41.549 MW xảy ra vào lúc 22h, tức là gần nửa đêm - đây là thời điểm không có sự tham gia của điện mặt trời.

Theo thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện là gần 70.000 MW, trong đó có khoảng 17.000 MW điện mặt trời.

Như vậy, vào thời điểm không có sự tham gia của điện mặt trời, công suất đặt của nguồn điện chỉ còn lại khoảng 53.000 MW. Tuy nhiên, mức công suất này chỉ đảm bảo khi được đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đầu vào và không có nhà máy nào gặp sự cố...

Trong khi đó, để đảm bảo vận hành hệ thống điện thì phải đáp ứng có cả dự phòng mức 30-40% công suất đỉnh (tương đương mức tối thiếu 12.643 MW). Tức, mức công suất toàn hệ thống phải đạt ngưỡng không nhỏ hơn 54.789 MW (trong trường hợp không có sự tham gia của điện mặt trời).

Ông Nguyễn Văn Vy - chuyên gia năng lượng - cho rằng, hiện cũng là thời điểm nước về các hồ thủy điện thấp, nắng nóng khiến hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện than kém hơn bình thường. Do vậy, công suất khả dụng của toàn hệ thống sẽ thấp hơn mức 52.000 MW.

Với mức dự phòng gần như sát với mức tiêu thụ công suất đỉnh vào buổi tối, thì việc cắt giảm điện, hay quá tải lưới điện là điều không tránh khỏi.

Theo giải trình từ Bộ Công Thương, tỉ lệ dự phòng công suất toàn quốc đến năm 2025, không xét năng lượng tái tạo chỉ khoảng 18%, gây khó khăn cho việc xếp đặt lịch bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện, đặc biệt là thời điểm phụ tải cực đại vào buổi tối và mùa khô.

Ở miền Bắc, tỉ lệ dự phòng năm 2025 chỉ còn 10%. Như vậy, trong giai đoạn 2023-2025, miền Bắc hầu như không có công suất dự phòng và phải nhận hỗ trợ từ miền Trung trong cao điểm mùa khô hoặc trường hợp sửa chữa bảo dưỡng các nhà máy điện.

Theo báo cáo cập nhật cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 của EVN, trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10.2021, hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lớn. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỉ kWh điện vào năm 2025.

Quả thật đây là thời điểm khó khăn cho công tác quản lý vận hành không chỉ của riêng Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), mà là cả ngành điện. Các thiết bị luôn mang tải cao lại trong môi trường nóng gay gắt, chỉ cần thiếu kiểm tra, giám sát là có thể gây nên sự cố làm mất điện trên diện rộng.

Để khắc phục tình trạng trên, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Phạm Lê Phú - Tổng Giám đốc EVNNPT - cho hay, trong những ngày nắng nóng vừa qua, các đơn vị truyền tải điện đã sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cung cấp điện, từ tăng cường kiểm tra, ứng dụng khoa học công nghệ đến các biện pháp tình thế như dùng hệ thống phun nước để làm mát cho các máy biến áp trong thời điểm nắng nóng cao nhất.

“Các biện pháp này là thủ công nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt cũng phát huy hiệu quả cao” - ông Phú nói. Đồng thời, ông Phú cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý, để giảm bớt sức lao động cho anh em công nhân cũng như chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó với mọi tình huống xấu nhất.

Theo Cường Ngô/Laodong

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Doanh nghiệp Hà Tĩnh sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, không khí ra quân sản xuất tại nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, phấn khởi. Các doanh nghiệp đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm.
Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Tăng tốc trên công trình trọng điểm quốc gia

Sau những ngày nghỉ Tết, công trường cao tốc Bắc - Nam cùng các dự án trọng điểm lại nhộn nhịp tiếng máy. 2025 là năm hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình quan trọng nên nhà thầu quyết tâm tạo khí thế thi đua ngay từ đầu xuân mới.
Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Cảng Vũng Áng đón chuyến hàng đầu năm mới

Sáng mùng 4 Tết, cảng Vũng Áng đã đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng bốc xếp hàng hóa, mang theo hy vọng về sự khởi đầu thuận lợi của hoạt động vận tải biển Hà Tĩnh.
Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.