Tinh bột sắn dây Thu Hằng khẳng định thương hiệu OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Nhờ đầu tư dây chuyền khép kín, sản phẩm tinh bột sắn dây do cơ sở của chị Võ Thị Thu Hằng (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) sản xuất đạt tiêu chí OCOP 3 sao vào đầu tháng 7/2024.

IMG_8263.JPG
Người lao động ở cơ sở Thu Hằng đóng gói sản phẩm chuẩn bị xuất bán.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại (Hà Nội), chị Võ Thị Thu Hằng (SN 1985, quê xã Hương Long, Hương Khê) về đầu quân cho Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Đến năm 2010, chị chuyển công tác ra TP Vinh, Nghệ An. Năm 2013, sau khi nên duyên với anh Lê Quang Hòa - kỹ sư xây dựng, chị Thu Hằng nghỉ việc chuyển hẳn về sinh sống, lập nghiệp ở quê chồng (thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn).

Sau hành trình dài theo đuổi, xây dựng thành công sản phẩm tinh bột nghệ đạt OCOP 3 sao vào tháng 6/2023, chị Hằng tiếp tục đầu tư thêm 100 triệu đồng mua các loại máy móc thiết bị như máy xoáy li tâm, máy xay ép liên hoàn, dàn phơi sấy, máy đóng gói… để sản xuất tinh bột sắn dây theo tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Sở dĩ chị Hằng chọn tinh bột sắn để xây dựng thương hiệu OCOP 3 sao vì nguyên liệu đầu vào sẵn có tại nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn. Hơn nữa, sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, giải độc, giải rượu… được thị trường ưa chuộng.

Tuy nhiên, quy trình sản xuất sắn dây mất rất nhiều công sức và thời gian. Để cho ra lò một mẻ bột sắn dây, theo chị Hằng, thời gian nhanh nhất cũng không dưới 2 tuần.

IMG_8284.JPG
Phơi sấy tinh bột sắn dây trong phòng lạnh từ 4-5 ngày

“Bật mí” về việc sản xuất ra dòng sản phẩm có chất lượng tốt thuyết phục khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính, chị Hằng cho rằng, nguyên liệu đầu vào là điều kiện tiên quyết, quyết định hơn 80% chất lượng sản phẩm. Thế nên, nguyên liệu để làm bột sắn dây phải là những củ sắn dây to, vỏ sần, sau thu hoạch khoảng 1 tuần là chế biến tốt nhất.

Nói về quy trình sản xuất, theo chị Hằng, khi chọn được nguyên liệu ưng ý, sẽ tiến hành cắt nhỏ nhỏ củ sắn dây từ 3-5 cm rồi cho vào máy liên hoàn để xay cùng với nước lạnh. Sản phẩm bột sắn và nước sau được bỏ vào thùng nhựa dung tích 50l, để bột lắng xuống đáy trong khoảng thời gian 10 – 12 tiếng. Bột nước sắn dây sau được được lọc đi lọc lại qua màng mỏng hơn 20 lần để loại tạp chất sẽ cho ra loại bột trắng sáng có mùi thơm đặc trưng vốn có của sắn dây.

IMG_8246.JPG
Dán nhãn mác cho thương hiệu tinh bột sắn dây.

Sau khi lọc ra được bột sắn ưng ý, sẽ đem vào phòng lạnh nhiệt độ khoảng 18 - 20 độ C sấy liên tục trong khoảng thời gian 4-5 ngày, đến khi bột khô cứng sẽ tiến hành đóng hộp nhựa với khối lượng 0,5 hoặc 1 kg/hộp.

Trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất 200 kg tinh bột sắn nguyên chất (từ 1.200 kg nguyên liệu tươi). So với những sản phẩm cùng loại trên thị trường, tinh bột sắn dây của cơ sở có giá tương đối “mềm”, với 250.000 đồng/hộp/kg.

Mỗi năm, chỉ tính riêng tinh bột sắn dây, cơ sở do chị Hằng làm chủ sản xuất khoảng 1.200 - 1.400 kg tinh bột sắn dây với doanh thu từ 280 - 300 triệu đồng; tạo việc làm ổn định cho 5 - 6 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ trong tỉnh, sản phẩm của cơ sở được phân phối đến rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước qua các kênh facebook, zalo, tiktok do chị Hằng thực hiện.

Đến thời điểm này, ngoài sản phẩm chủ lực như tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, cơ sở còn cung cấp thêm một số sản phẩm khác như bột nghệ nguyên chất; ngũ cốc cho người cao tuổi; hà thủ ô; sim rừng (tươi, khô); viên nghệ mật ong...

Với slogan xuyên suốt “Sự hài lòng về chất lượng của quý khách là niềm hạnh phúc của chúng tôi”, cơ sở luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, nói không với chất phụ gia nhằm đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt, an toàn nhất. Trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của chị Thu Hằng đã nhận được sự giúp đỡ về công sức và 10 triệu đồng tiền mặt của Hội LHPN Hương Sơn.

IMG_8298.JPG
Chị Thu Hằng giới thiệu sản phẩm OCOP 3 sao - tinh bột sắn dây.

Năm 2023, toàn huyện Hương Sơn chỉ có duy nhất sản phẩm tinh bột nghệ của cơ sở Thu Hằng đạt tiêu chí OCOP 3 sao. Tiếp nối thành công này, đầu tháng 7/2024, tinh bột sắn dây Thu Hằng cũng được lựa chọn là 1 trong 6 sản phẩm trên địa bàn được huyện Hương Sơn công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây là 1 trong những sản phẩm chất lượng, với quy trình sản xuất khép kín, từ đầu vào đến đầu ra. Bên cạnh chất lượng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cũng luôn được chú trọng nên tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây không chỉ tạo được uy tín trong địa bàn Hà Tĩnh mà còn vươn đến chiếm lĩnh thị phần ở nhiều tỉnh khác.

Ông Lê Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Sơn Trà

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".