Trên 20 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo di tích chùa Chân Tiên

(Baohatinh.vn) - Cục Di sản Văn hóa Việt Nam vừa phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tiến hành khảo sát di tích lịch sử văn hóa chùa Chân Tiên, tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà.

Trên 20 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo di tích chùa Chân Tiên

Đoàn đang khảo sát trên bản phối cảnh tổng thể chùa Chân Tiên

Trong chuyến khảo sát, đại diện Công ty Tư vấn Việt Hà đã trình bày phương án trùng tu, tôn tạo lại ngôi chùa, với có 18 hạng mục cơ bản, tổng diện tích xây dựng 3.448 m2. Trong đó, nhiều hạng mục được xây mới hoặc trùng tu mở rộng như chùa hạ, lầu chuông, nhà khách, nhà hiến lễ... Dự kiến tổng vốn đầu tư của toàn dự án trên 20 tỷ đồng.

Đại diện Cục di sản Văn hóa Việt Nam và Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cũng đã đề xuất nhà tư vấn sửa đổi một số hạng mục công trình cho phù hợp với thực tiễn.

Trên 20 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo di tích chùa Chân Tiên

Qua thời gian, ngôi chùa đã xuống cấp, chật hẹp không còn đáp ứng được nhu cầu dâng hương, vãn cảnh của du khách

Chùa Chân Tiên được xây dựng từ đời nhà Trần, tọa lạc trên đỉnh núi Tiên An, thuộc xã Thịnh Lộc. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, thời gian, chùa Chân Tiên vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, tôn nghiêm với nhiều dấu tích. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1992.

Trên 20 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo di tích chùa Chân Tiên

Phối cảnh tổng thể chùa Chân Tiên

Qua thời gian, ngôi chùa hiện đã xuống cấp, chật hẹp không còn đáp ứng được nhu cầu dâng hương, vãn cảnh của du khách.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.