Từ nghèo khó trở thành ông chủ đồi chè có tiếng nơi miền sơn cước

(Baohatinh.vn) - Có tư duy làm kinh tế, linh hoạt xoay chuyển khi gặp rủi ro, anh Phạm Đình Hương (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang sở hữu nông trại chè lớn nhất xã Sơn Kim 2, cho thu nhập khá.

Anh Phạm Đình Hương (SN 1982, tại thôn Hạ Vàng, xã Sơn Kim 2) lớn lên trong gia đình khó khăn. Năm 1998, sau khi học xong lớp 9, Phạm Đình Hương đành phải nghỉ học, phụ giúp bố mẹ làm kinh tế. 10 năm sau (2008), anh nên duyên vợ chồng với chị Phan Thị Thu Hà (SN 1989) là người cùng xã.

Mặc dù còn trẻ nhưng tự tin với kinh nghiệm làm ăn nên sau khi xây dựng gia đình đôi vợ chồng trẻ xin bố mẹ cho “tách hộ” để dựng ngôi nhà nhỏ trên mảnh vườn của ông nội anh Hương tặng. Ban đầu với số vốn đầu tư ít ỏi, đôi vợ chồng trẻ chỉ dám dựng nhà trại chăm sóc đàn lợn, nuôi gà để lấy ngắn nuôi dài.

IMG_1400.JPG
Chăn nuôi gà là một trong những hình thức lấy ngắn nuôi dài của vợ chồng Hà - Hương.

Nhờ chăm chỉ và đầu tư có tính toán, 3 năm sau, trang trại của đôi vợ chồng trẻ có hàng trăm con gà, hơn 100 lợn siêu nạc và 1ha trồng keo. Năm 2011, anh Phạm Đình Hương là thanh niên duy nhất của huyện Hương Sơn được vinh dự đón nhận giải thưởng Lương Định Của – phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS HCM dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.

Sẵn có tư duy kinh tế, năm 2014, anh Hương tiếp tục đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi lợn siêu nạc trị giá 200 triệu đồng. Sau khi xuất chuồng được 4 lứa khá thành công, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô.

Đến năm 2016, chăn nuôi lợn gặp biến cố, giá lợn thịt giảm sâu nên anh đành bán toàn bộ số lợn để thu hồi vốn, đồng thời chấm dứt hẳn nuôi lợn thương phẩm. Từ đó, anh cũng nhận ra việc nuôi lợn ẩn chứa nhiều rủi ro và ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường, vì thế chỉ tập trung vào chăn nuôi gà và mở rộng sản xuất sang trồng chè.

Hiện gia đình anh Hương đã có 2,3 ha chè cho thu hoạch 50 tấn/năm.

Hiện gia đình anh Hương đã có 2,3 ha chè cho thu hoạch 50 tấn/năm.

Trong năm 2016, vợ chồng anh Hương - chị Hà tiếp tục bỏ vốn 300 triệu đồng để mua hơn 1 ha chè tại thôn Hạ Vàng và thôn Quyết Thắng (Sơn Kim 2). Đến năm 2019, vợ chồng anh làm hợp đồng thuê thêm 1 ha đất của xã Sơn Kim 2 tại thôn Hạ Vàng để đầu tư trồng chè xanh, nâng tổng số diện tích chè của gia đình lên đến 2,3 ha và trở thành hộ gia đình có vườn chè lớn nhất của xã Sơn Kim 2.

Gia đình anh Hương - chị Hà cũng là một trong những đối tác quan trọng của Xí nghiệp Chè Tây Sơn ở xã Sơn Kim 2. Hiện nay, vườn chè của anh cho thu hoạch 50 tấn/năm, doanh thu đạt 320 triệu đồng/năm. Tính tổng thu nhập, năm 2023, vợ chồng anh thu từ việc trồng chè và chăn nuôi gà thương phẩm (400 con/lứa) là 300 triệu đồng.

Thời gian tới, anh Phạm Đình Hương dự tính sẽ dùng 1 ha quỹ đất còn lại của gia đình để trồng dứa theo định hướng của huyện Hương Sơn.

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Kim 2, vợ chồng anh Hương - chị Hà tuy còn trẻ nhưng có bề dày kinh nghiệm về làm kinh tế. Các mô hình của anh triển khai đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đôi vợ chồng này còn tham gia tích cực vào các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn.

IMG_1372.JPG
Vợ chồng anh Hương - chị Hà trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế với Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Kim 2 Nguyễn Thị Thanh Huyền (trái)

Mô hình kinh tế của gia đình anh Phạm Đình Hương còn tạo thêm việc làm thường xuyên cho 4 – 6 người với mức thu nhập 4 – 5 triệu đồng/tháng, góp phần rất lớn trong tăng thu nhập bình quân cho địa phương. Mô hình kinh tế của đôi vợ chồng này còn là một trong những điểm đến tham quan học hỏi của du khách trong và ngoài tỉnh.

Ông Lê Hồng Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).