Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Qua 20 năm thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cho nhiều “hoa thơm trái ngọt”. Nổi bật trong đó là phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng… luôn đi đầu trong toàn tỉnh.

Toàn huyện hiện có 14 CLB dân ca. Những năm qua, các CLB đã hoạt động tích cực, góp phần lưu giữ, bảo tồn và truyền dạy các làn điệu dân ca cho quần chúng, nhất là giới trẻ. Các CLB thường xuyên tham gia các kỳ liên hoan, hội thi của tỉnh, Trung ương, luôn đứng thứ hạng cao, nhất là Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Hoạt động văn hóa, văn nghệ của huyện Hương Sơn luôn đi đầu trong toàn tỉnh.

Tiêu biểu là huyện đạt giải ba liên hoan cấp liên tỉnh tại Nghệ An năm 2016, giải nhì cấp liên tỉnh tại Hà Tĩnh năm 2018, giải nhì cấp tỉnh tại Hà Tĩnh năm 2020. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng 550 năm thành lập huyện Hương Sơn được các cấp, ngành Trung ương và tỉnh đánh giá cao với sự tham gia của 300 diễn viên không chuyên của huyện nhà, tạo dấn ấn văn hóa trong lòng quần chúng nhân dân.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Các CLB dân ca ví, giặm ở Hương Sơn hoạt động hiệu quả góp phần truyền tải di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đến với người dân. Ảnh tư liệu.

Anh Nguyễn Hữu Bình - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã An Hòa Thịnh cho biết: “CLB thành lập nhằm bảo tồn, phát huy giá trị, truyền tải di sản văn hóa phi vật thể nhân loại đến với người dân, nhất là lớp trẻ, lưu giữ nét văn hóa của người Nghệ Tĩnh. Từ khi thành lập đến nay, CLB phát triển lớn mạnh, gặt hái nhiều thành công. Đặc biệt, năm 2018, CLB đạt giải nhì Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Tĩnh; cùng năm đạt giải nhất Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn huyện; được mời tham gia chương trình Con đường di sản của VTV, tham gia chương trình dân ca Nghệ Tĩnh của HTV…”.

Em Trần Tú Lệ - học sinh lớp 12, Trường THPT Lý Chính Thắng chia sẻ: “Em tham gia CLB Dân ca ví, giặm An Hòa Thịnh từ năm lớp 10. Từ nhỏ, bà và mẹ đã dạy em hát dân ca, lên tiểu học, em tham gia vào hoạt động văn nghệ của trường nên ngày càng yêu thích, say mê hơn với dân ca ví, giặm. Em tham gia vào CLB cũng muốn đưa dân ca đến gần hơn với các bạn học sinh. Các tiết mục của em đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn trong trường”.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cá CLB dân ca ví, giặm ở Hương Sơn ngày càng thu hút lớp trẻ tham gia. (Trong ảnh: Thầy Nguyễn Hữu Bình và em Trần Tú Lệ thuộc CLB Dân ca ví, giặm xã An Hòa Thịnh đang duyệt kịch bản).

Hệ thống thiết chế văn hóa thể thao của huyện Hương Sơn hiện nay cơ bản đảm bảo, khang trang, đáp ứng cho các hoạt động. Huyện chú trọng phát triển phong trào thể thao quần chúng, trở thành thế mạnh của địa phương. Nhiều môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông… được tổ chức thường xuyên từ nguồn kinh phí xã hội hóa đã tạo nên sức hấp dẫn, thu hút rất đông các vận động viên trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh về tham gia, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Đây là cơ hội để huyện tìm kiếm tài năng cũng như nâng cao thành tích thi đấu các môn thể thao. Điển hình, sau khi khôi phục giải bơi thuyền truyền thống, Hương Sơn đã đạt 3 giải cao ở các kỳ thi đấu cấp tỉnh liên tiếp 2016-2018: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba; năm 2020 đạt giải nhất môn bóng chuyền nữ toàn tỉnh; đoàn VĐV tham gia giải bóng bàn do Báo Hà Tĩnh tổ chức đạt 1 HCV, 4 HCB, 3 HCĐ, xếp thứ 2 toàn đoàn năm 2020. Riêng cầu lông, trong nhiều năm luôn ở top đầu của tỉnh…

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp phòng tránh bão, lũ ở thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng trở thành nơi người dân học tập, sinh hoạt thường xuyên.

Theo ông Trần Anh Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hương Sơn, thời gian qua, huyện luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực, nhân lực cho phong trào, đặc biệt là đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, từ huyện đến các thôn, tổ dân phố, các di tích lịch sử văn hóa. “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm chúng tôi huy động được trên 30 tỷ đồng, có năm trên 100 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Trong đó, huy động nguồn lực xây dựng chùa Hương Sơn 50 tỷ đồng, chùa Bụt Mọc 30 tỷ đồng, chùa Côn Sơn 28 tỷ đồng, chùa Cao trên 20 tỷ đồng... ông Nam cho hay.

Bên cạnh đó, huyện Hương Sơn cũng ban hành các chính sách khen thưởng cho danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa. Trước năm 2019 mỗi thôn, tổ dân phố văn hóa công nhận lần đầu được thưởng 10 triệu đồng. Từ năm 2020, mỗi CLB dân ca ví, giặm thành lập mới được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng, mỗi CLB 3 triệu đồng/năm để duy trì hoạt động.

Văn hóa - sức mạnh nội sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở Hương Sơn được các cấp chính quyền, người dân bảo tồn, duy tu thường xuyên từ nguồn vốn xã hội hóa. (Trong ảnh: Di tích lịch sử nhà thờ Đào Hữu Ích, xã Sơn Bằng).

Song song với việc phát triển phong trào thể thao quần chúng, nhiều năm qua, huyện Hương Sơn đã tập trung cho việc nâng cao chất lượng thiết chế thể thao và tổ chức tốt nhiều giải thi đấu từ cấp cơ sở đến cấp huyện và cấp tỉnh trên địa bàn.

Vì thế, đã có nhiều khu thể thao, sân thể thao được đầu tư xây dựng từ nguồn xã hội hóa khá khang trang, đảm bảo các tiêu chuẩn về tổ chức và thi đấu như: Khu thể thao K9, Khu thể thao gắn với các hoạt động sự kiện, giải trí Bách Đại Dũng (thị trấn Phố Châu); Khu thể thao Hiền Thuận (thị trấn Tây Sơn); sân vận động, Khu thi đấu đa chức năng huyện... Nhờ vậy, nhu cầu tập luyện và thi đấu của Nhân dân trên địa bàn được đáp ứng.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, để cho phong trào thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bao trùm, chi phối các phong trào khác nhằm mục đích xây dựng văn hóa, con người Hương Sơn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hương Sơn Trần Anh Nam

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Thể thao Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tỏa sáng di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh

Tỏa sáng di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Tĩnh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; cồng chiêng Tây Nguyên; dân ca quan họ Bắc Ninh… cùng tụ hội tại Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” ở Hà Tĩnh đã đem đến cho khán giả những ấn tượng khó phai.
Trái đất tròn, có đúng 'tròn' không?

Trái đất tròn, có đúng 'tròn' không?

'Con ơi con, Trái đất thì tròn/ Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật/ Tất cả đấy đều là sự thật/ Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn!'.
Cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm"

Cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm"

Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Hân hoan chào đón ngày hội di sản tại Hà Tĩnh

Hân hoan chào đón ngày hội di sản tại Hà Tĩnh

Các nghệ nhân khắp mọi miền và người dân Hà Tĩnh đang háo hức, đón chờ thời khắc mở đầu Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” với chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp “Đôi bờ ví, giặm” từ 20h10 tối nay.
10 năm chụp gần 10.000 bức ảnh mặt trời

10 năm chụp gần 10.000 bức ảnh mặt trời

Đam mê vẻ đẹp kỳ ảo của mặt trời, suốt 10 năm qua, nữ tác giả Bích Thảo đã chụp gần 10.000 bức ảnh. Hơn 50 bức tinh tuyển trong số đó đang được trưng bày tại triển lãm ‘Nguồn sống’.
Podcast truyện ngắn: Thử thách sau cùng

Podcast truyện ngắn: Thử thách sau cùng

Có lẽ, quá quen thuộc với những tình huống như thế này nên bác sỹ không nói gì thêm. Bởi bệnh viện, vốn dĩ là nơi diễn ra những thử thách cuối cùng của người bệnh và cũng là nơi chứng kiến những niềm hối tiếc sau cùng của con người...
Podcast tản văn: Khi đông dịu dàng gõ cửa

Podcast tản văn: Khi đông dịu dàng gõ cửa

Gió đông chớm lạnh lùa qua từng khe cửa, len lỏi qua từng mái nhà, mang theo hơi thở của đất trời. Cái lạnh chưa quá khắc nghiệt, chỉ như một cái chạm nhẹ vào da thịt, làm ta khẽ rùng mình rồi lại cảm thấy dễ chịu...
Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Podcast truyện ngắn: Khoảng lặng bình yên

Khiêm đi về phía trường học, một nhóm học sinh vừa tan lớp buổi chiều ríu rít cất tiếng chào thầy, nụ cười hồn nhiên cùng ánh mắt sáng ngời lấp lánh. Anh mỉm cười vẫy tay với lũ trẻ rồi thoáng nghĩ về Linh...
Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.