Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh xác định mục tiêu đến năm 2030, nền nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, hiệu quả, sản xuất quy mô lớn, đảm bảo an ninh lương thực; nông thôn phát triển toàn diện.

Sáng 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 19); Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 150). Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Nghị quyết 19 đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc...

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

Lãnh đạo các sở, ngành Hà Tĩnh tham dự hội nghị.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Để thực hiện mục tiêu, Nghị quyết 19 đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái; ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn...

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

Đại biểu theo dõi hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, đại biểu cũng đã được quán triệt các nội dung trọng tâm của Quyết định 150 về phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định KT-XH, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Chiến lược cũng nêu rõ định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, trọng tâm là: hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững; thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị các mô hình nông nghiệp tiên tiến; xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống…

Tham gia thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và các địa phương đã phân tích tình hình nền nông nghiệp hiện nay; thông tin việc triển khai Nghị quyết 19 và Quyết định 150 tại các địa phương và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã phân tích rõ hơn về đặc điểm của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và mục tiêu, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, nông thôn phát triển toàn diện

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan kết luận hội nghị. Ảnh chụp màn hình.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng cần áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững; phát huy vai trò của hiệp hội ngành hàng; liên kết chặt chẽ ngành nông nghiệp với các ngành, lĩnh vực khác.

Cải thiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động trong nông nghiệp; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp; giáo dục, hướng nghiệp nông nghiệp cho thế hệ trẻ; tiếp cận xu thế thay đổi không ngừng của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những dư địa tăng trưởng mới, những giá trị phát triển mới phù hợp với điều kiện đặc điểm Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định nông thôn là di sản. Vì thế, cần quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi, độc đáo của làng quê, để nông thôn ngày càng trù phú, đáng sống và vì chất lượng sống của người nông dân ngày càng tốt hơn.

Triển khai Nghị quyết 19, Hà Tĩnh đã hoàn thành dự thảo Chương trình hành động với mục tiêu đến năm 2030, nền nông nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững, hiệu quả, sản xuất quy mô lớn, đảm bảo an ninh lương thực; nông thôn phát triển toàn diện… Tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng nông nghiệp sinh thái, quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ với thị trường, công nghiệp chế biến; nông thôn giàu bản sắc văn hoá truyền thống...

Để đạt mục tiêu, dự thảo chương trình hành động xác định cần nâng cao vai trò, vị thế, cải thiện đời sống nông dân và cư dân nông thôn; phát triển theo hướng sinh thái, áp dụng khoa học - công nghệ. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò MTTQ, hội nông dân...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.