Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

(Baohatinh.vn) - Với nguồn thu gần 100 triệu đồng từ việc nuôi cá quảng canh, mô hình nuôi cá - vịt trên vùng đất chua phèn của ông Lê Sỹ Sơn ở xóm Làng Chùa, xã Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mở hướng đi mới cho người dân trong vùng.

Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

Sự kiên trì, miệt mài của bố con ông Sơn đã biến vùng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản đầy tiềm năng

Ông cho biết: “Ngày chúng tôi quyết định đấu thầu 10 ha mặt nước ở vùng đất này, hầu hết người thân, bạn bè đều can ngăn, có người còn cho rằng chúng tôi không bình thường. Sự băn khoăn, lo lắng của mọi người đều có cơ sở, bởi đây là vùng mặt nước nhiễm chua phèn đã bỏ hoang nhiều năm nay, cây lúa không mọc được, ngay cả cá tự nhiên cũng khó sống. Trong số 7 hồ sơ đấu thầu thì đã có 6 người rút, dù vậy tôi vẫn tự tin bởi ngoài việc đã học qua chuyên ngành về nuôi trồng, tôi cũng có kinh nghiệm thực tế và cũng đã bỏ công sức nghiên cứu đồng đất này”.

Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

Xử lý tốt môi trường và lựa chọn con giống truyền thống có sức đề kháng với bệnh tật là yếu tố để cá phát triển nhanh

Trúng thầu năm 2017, việc đầu tiên của gia đình ông Sơn là thuê người đào đắp nâng độ cao hệ thống bờ bao để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão; chỉnh trang, rải hơn 40 tấn vôi bột cải tạo môi trường, ao hồ... Gần 1 tỷ đồng đầu tư, thế nhưng thử thách vẫn "như núi" khi cả 3 lứa cá thả xuống đều chết trắng. Không nản lòng, bố con ông lại miệt mài với việc đo độ phèn, độ chua, tính lượng mưa, thời tiết… để khắc phục. Lứa cá thứ 4 với những giống cá truyền thống như trắm, chép, mè được thả xuống vào cuối năm 2017 ở 4 hồ đã mang đến kết quả khả quan.

Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

Cùng với việc nuôi cá thịt, ông Sơn còn ươm cá hương để chủ động nguồn giống

Sau những tháng ngày thấp thỏm chờ mong, 2 tấn cá lứa đầu tiên với nguồn thu gần 100 triệu đồng thực sự là động lực để ông nhân rộng nuôi thả thêm ở 3 hồ còn lại. Ngoài việc thả thêm các giống cá leo, cá đối, ông cũng đã dành hẳn 1 hồ ươm cá hương để chủ động giống cho việc mở rộng quy mô nuôi thả sau này.

“Tôi áp dụng hình nuôi quảng canh với mật độ mỗi ao chỉ khoảng 6 ngàn con. Ngoài các loại cám, tôi cũng tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, đó là cỏ năn có sẵn trong hồ. Ưu điểm của các loại như trắm, chép, mè là tạp ăn, dễ kiếm thức ăn và khả năng chống chịu bệnh tật tốt” - Ông Sơn cho biết.

Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

Nguồn thu nhập cuả gia đình được tăng đáng kể khi có thêm đàn vịt...

Cùng với việc mở rộng diện tích thả cá, cuối năm 2018, gia đình ông Sơn thả thêm 1.200 con vịt. Không chỉ tạo việc làm cho cả gia đình mà nguồn thu cũng tăng thêm đáng kể với số lượng trứng mỗi ngày hơn 1 ngàn quả, thương lái tìm đến tận nơi để lấy hàng.

Biến đồng đất chua phèn thành vùng nuôi trồng thủy sản tiềm năng

... mỗi ngày gia đình thu hơn 1.000 quả trứng

Thành công của mô hình đã góp phần thay đổi tư duy, suy nghĩ của bà con trong vùng. Rồi đây, dưới bàn tay của con người, những vùng đồng trũng chua phèn, hoang hóa lâu năm ở xóm Làng Chùa sẽ được đánh thức, trở thành vùng nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu nhập cao, giúp người dân thay đổi cuộc sống.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.