Các địa phương Hà Tĩnh thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

(Baohatinh.vn) - Hoạt động góp phần tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân TP Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà về ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Sáng 1/4, UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các hồ đập thủy lợi trên địa bàn.

UBND TP Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thả hơn 1,8 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

UBND TP Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thả hơn 1,8 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo đó, 1,8 tấn cá giống, chủ yếu là cá chép, trôi, trắm, mè, rô phi đơn tính,... đã được thả xuống sông Đông (phường Thạch Linh), suối Nài (phường Đại Nài), hồ Ghè (xã Thạch Hạ), hồ Nghem (xã Đồng Môn), hồ Đập Lỗ (xã Thạch Hưng), hồ Sác Voi (phường Thạch Quý),…

Ngoài ra, TP Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo UBND xã, phường thực hiện nạo vét các tuyến sông, phá bèo, dọn vệ sinh ao, hồ tạo điều kiện cho thủy sản phát triển; tuyên truyền đối với các hành vi cấm trong khai thác bằng xung điện, chất nổ và các ngư cụ bất hợp pháp.

Lãnh đạo TP Hà Tĩnh thả cá tại sông Đông (phường Thạch Linh).

Lãnh đạo TP Hà Tĩnh thả cá tại sông Đông (phường Thạch Linh).

Hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thuỷ sản góp phần tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân tại TP Hà Tĩnh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố.

* Cũng trong sáng 1/4, huyện Lộc Hà tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Thuỷ sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

DSC_4168 - Copy.JPG
Đại diện các sở, ngành và lãnh đạo huyện Lộc Hà thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.

500 kg cá giống (trắm, trôi, mè, chép...) được thả xuống đập Khe Hao (thuộc thôn Tân Thành, xã Tân Lộc) là những loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế tương đối cao, gần đây trên địa bàn có dấu hiệu khai thác quá mức.

Việc tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024 của huyện Lộc Hà nhằm bổ sung các loài cá bản địa vào các thủy vực tự nhiên, tăng mật độ quần thể các loài thủy sản có nguy cơ bị đánh bắt cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định các quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực. Qua đó, góp phần từng bước thực hiện các nội dung quan trọng trong Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

DSC_4143 - Copy.JPG
500 kg cá giống (trắm, trôi, mè, chép...) được thả xuống đập Khe Hao.

Việc thả 500 kg cá giống tái tạo nguồn lợi cũng góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân về bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học trong các ao, hồ, sông, suối; vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thả bổ sung một số loại giống vào tự nhiên; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc khai thác, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.