Cẩm Xuyên tiêu hủy hơn 8.600 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho hay: “Trong tháng 10, huyện đã tổ chức tiêu hủy 8.607 con với trọng lượng 504.886 kg do dịch tả lợn châu Phi. Số lợn bị tiêu hủy trong tháng 10 chiếm 79,6% tổng số lượng đã tiêu hủy từ trước đến nay”.

Cẩm Xuyên tiêu hủy hơn 8.600 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp ở Cẩm Xuyên

Cũng theo ông Hà, tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ở Cẩm Xuyên đang có chiều hướng phức tạp. Lũy kế số lượng tiêu hủy ở huyện này đến ngày 28/10/2019 là 10.817 con với 636.800 kg. Dịch đã lây nhiễm ở 1.977 hộ/167 thôn/27 xã, thị trấn.

Số lượng tiêu hủy hiện nay chiếm 12,7% tổng đàn toàn huyện; số hộ có dịch chiếm 30,4% số hộ nuôi lợn (so với đầu đợt dịch là 6.506 hộ).

Cẩm Xuyên tiêu hủy hơn 8.600 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Dịch lây lan nhanh khiến người nông dân lao đao

Cũng trong tháng 10, dịch đã xuất hiện ở một số trang trại lớn. Cụ thể, ngày 8/10, xuất hiện tại trang trại chị Phan Thị Sơn ở thôn Bắc Thành, xã Cẩm Dương, buộc phải tiêu hủy 35 con lợn thịt. Đến ngày 29/10/2019, dịch tiếp tục xuất hiện tại trang trại nuôi lợn nái ngoại quy mô 300 con của ông Phan Xuân Hải ở thôn Bắc Thành, Cẩm Dương và đã tiêu hủy 23 con lợn thịt.

Bám sát chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện Cẩm Xuyên đã triển khai công tác phòng, chống DTLCP theo quy định. Mặt khác, huyện cũng đã hỗ trợ người chăn nuôi quy mô nhỏ (5-30 con) tại các xã có dịch 50% chi phí lấy mẫu xét nghiệm để xuất bán số lợn thịt, lợn con đến tuổi bán.

Được biết, hiện nay, tổng đàn lợn của huyện Cẩm Xuyên gần 60.000 con, giảm 25.000 con so với thời điểm bắt đầu xảy ra dịch.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.