Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

(Baohatinh.vn) - Những nguy cơ mới của dịch tả lợn châu Phi, tiến độ thu hoạch vụ hè thu trước cơn bão số 4 và phương án sản xuất vụ đông năm 2019 là những vấn đề trọng tâm mà Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh tại hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ đông năm 2019 vào chiều 27/8.

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Vụ đông 2019 đối mặt với nhiều thử thách về thời tiết

Bão số 4 dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào Hà Tĩnh

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 4 (tên quốc tế là Podul) đã ở trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines và khả năng ảnh hưởng trực tiếp vào Hà Tĩnh trong vài ngày tới.

Do ảnh hưởng của bão, từ 30/8 - 1/9, các khu vực trong tỉnh sẽ có mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài KTTV Hà Tĩnh: Theo dự báo, khả năng lượng mưa từ ngày 30/8- 1/9 tất cả các khu vực Hà Tĩnh sẽ dao động ở mức 200 - 400 mm, nhiều khả năng sẽ xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Tiếp đó, từ 3 - 4/9, mưa tiếp tục trở lại do ảnh hưởng cơn bão mới trên biển Đông.

Tính đến ngày 27/8, lúa hè thu mới chỉ thu hoạch được 36,7% (15.990 ha). Mặc dù các địa phương đang đốc thúc cao nhất cho tiến độ thu hoạch, song nhiều khả năng lúa hè thu khó hoàn thành trước khi bão đến.

Theo dự báo, mùa bão năm 2019 sẽ đến muộn hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và khả năng sẽ xuất hiện các cơn bão mạnh và quỹ đạo phức tạp. Lượng mưa từ tháng 8 - 9/2019 sẽ cao hơn TBNN, gây khó khăn cho gieo trồng các cây trồng vụ đông tới.

Theo định hướng của Sở NN&PTNT, vụ đông 2019, toàn tỉnh sẽ sản xuất trên diện tích 11.977 ha, trong đó dự kiến rau các loại là 4.490 ha (năng suất 57,2 tạ/ha); ngô lấy hạt: 3.784 ha (năng suất 35,6 tạ/ha); ngô sinh khối: 1.769 ha; cây khoai lang: 1.899 ha và cây lạc là 35 ha.

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Sản xuất vụ đông 2019 tiếp tục chú trọng vào các cây lợi thế, liên kết chuỗi

Sản xuất vụ đông sẽ tiếp tục chú trọng vào các cây trồng có lợi thế như: Ngô, rau các loại và cây ăn quả. Đồng thời, linh hoạt thời vụ, ứng phó với thời tiết; phát huy thế mạnh của liên kết chuỗi giá trị theo hướng công nghệ cao; gắn sản xuất vụ đông với vùng tập trung và phát triển kinh tế vườn trong xây dựng NTM.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở trang trại chăn nuôi lớn

Theo báo cáo từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước với 7.073 xã thuộc 62 tỉnh, thành bị nhiễm. Số lợn tiêu hủy là 4.542.255 con (chiếm 17% tổng đàn lợn).

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Phó Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Mitraco Nguyễn Đình Sơn: Giữ được an toàn cho đàn lợn trong điều kiện dịch bùng phát như hiện nay rất khó khăn. Thêm vào đó, những trang trại lớn như chúng tôi đã rất mệt mỏi vì chi phí phòng dịch, cầm cự lợn ứa thừa, bão giá...

Tại Hà Tĩnh, dịch đã xảy ra ở 10 huyện, thành phố, thị xã với tổng lợn chết, ốm và tiêu hủy là 4.982 con. Hiện, có 16 xã, thị trấn đã quá 30 ngày không phát sinh thêm ca bệnh mới; 2 xã (Hồng Lộc - Lộc Hà, Đại Nài - TP Hà Tĩnh) dịch tái phát trở lại.

Đặc biệt, dịch đã bùng phát tại cơ sở chăn nuôi quy mô lớn Bà Bình (Thạch Tiến, Thạch Hà), với 365 con (trong đó có 60 lợn nái). Số lợn chết, tiêu hủy là 121 con.

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Trần Hùng: Dịch đang diễn biến rất khó lường, nhất là tại các địa phương Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Can Lộc. Trong điều kiện thời tiết mưa, lũ xuất hiện, dịch có nguy cơ tiếp tục lây lan và tái phát ổ dịch cũ, xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.

Có chính sách phù hợp với vụ đông

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Các địa phương phải cập nhật lại các hộ dân nằm trong khu vực cảnh báo, thông tin nhanh nhất, liên tục, đảm bảo cao nhất an toàn sinh mạng cho người dân.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhận định: Diễn biến thời tiết phức tạp nhất sẽ tập trung từ nay đến hết năm 2019, trùng với các giai đoạn quan trọng của sản xuất nông nghiệp như: Thu hoạch hè thu, sản xuất vụ đông, diễn biến dịch bệnh trên gia súc gia cầm.

Liên quan đến cơn bão số 4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả địa phương khẩn trương kiểm tra các hệ thống hồ đập, đê điều, chuẩn bị sớm nhất các phương án ứng phó an toàn, chủ động; kêu gọi tàu thuyền vào neo đậu, tránh trú.

“Thời tiết quá bất thường. Suốt thời gian dài Hà Tĩnh nắng hạn, trong điều kiện mưa lớn xảy ra thì nguy cơ lũ ống, lũ quét là rất cao. Các địa phương phải cập nhật lại các hộ dân nằm trong khu vực cảnh báo, thông tin nhanh nhất, liên tục đến người dân, đảm bảo an toàn sinh mạng cho người dân” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Cùng với đó, nỗ lực bảo vệ thành quả hè thu, đốc thúc thu hoạch theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”.

Cập nhật diễn biến thời tiết, sản xuất vụ đông thích ứng với biến đổi khí hậu

Các địa phương đang tốc lực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu trước khi bão đến

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng bày tỏ lo lắng trước diễn biến và những nguy cơ khôn lường của dịch tả lợn châu Phi. Việc xâm nhiễm vào trang trại chăn nuôi quy mô lớn sẽ đe dọa lây lan cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp, các địa phương phải thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng dịch theo hướng an toàn sinh học, bảo vệ bằng được đàn lợn giống của tỉnh.

Đối với vụ đông 2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Phải nhận thức rõ vai trò của vụ đông, không chỉ tạo thu nhập cao cho người sản xuất mà còn giải quyết vấn đề an sinh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các địa phương cần phải cập nhật thường xuyên tình hình thời tiết, sản xuất ứng phó với BĐKH; đồng thời, có các chính sách tương xứng để phát triển vụ đông ở Hà Tĩnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.