Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

(Baohatinh.vn) - Trong khi chăn nuôi nông hộ đang bị thiệt hại nặng nề do dịch tả lợn châu Phi thì các trang trại ở Hà Tĩnh vẫn thu lãi đều nhờ thực hiện tốt công tác phòng dịch và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trang trại chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh vẫn thu lãi đều.

Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học gắn với phòng dịch được xem là “chìa khóa” để các trang trại “nói không” với dịch bệnh. Với phương châm này, Công ty CP Phát triển Nông lâm Hà Tĩnh (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) đã vận hành trơn tru quy trình chăn nuôi khép kín.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Tới thăm Công ty CP Phát triển Nông lâm Hà Tĩnh vào ngày 14/5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đánh giá cao công tác phòng dịch của doanh nghiệp. (Ảnh: Thanh Hoài).

Ông Mai Khắc Mại – Giám đốc CP Phát triển Nông lâm Hà Tĩnh cho hay: “Giữa thời điểm dịch bệnh bủa vây, doanh nghiệp càng siết chặt công tác phòng dịch. Anh em công nhân đều ở tại nơi làm việc, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Mỗi tháng, chúng tôi chi từ 700 – 800 triệu đồng cho công tác khử trùng, nâng số tiền phòng dịch lên từ 2,3 – 2,5 tỷ đồng/tháng. Nhờ đó, 2.500 con lợn nái và hàng chục ngàn con lợn thương phẩm của 20 trang trại chăn nuôi vệ tinh tại các huyện Đức Thọ, Can Lộc và Hương Sơn đều phát triển tốt. Hàng tháng, doanh nghiệp vẫn xuất chuồng đều đặn, doanh thu đạt 25 tỷ đồng/tháng. Mục tiêu mà công ty đặt ra trong năm 2021 là đạt doanh thu 235 tỷ đồng, lợi nhuận trên 35 tỷ đồng”.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

HTX Minh Lộc (Cẩm Xuyên) hiện có trên 400 con nái và trên 1.000 lợn thịt.

Hợp tác xã (HTX) Minh Lộc (xã Cẩm Minh – Cẩm Xuyên) vừa xuất bán trên 200 con lợn thịt với mức giá 69.000 đồng/kg và 270 con lợn giống, giá 2,6 triệu đồng/con. Với lứa lợn này, trừ chi phí, HTX thu lãi trên 500 triệu đồng. Khoảng 2 tuần nữa, HTX sẽ xuất bán lượng lớn lợn thịt và lợn giống tiếp theo cho thương lái và hộ nuôi tại Hà Tĩnh và Nghệ An.

Ông Trương Xuân Bính – Giám đốc HTX Minh Lộc thông tin: “Trang trại hiện có trên 400 con nái và trên 1.000 lợn thịt. Mỗi tháng, HTX chi 200 triệu đồng để mua vắc-xin phòng bệnh và các loại hóa chất xử lý môi trường. Ngoài đảm bảo cho khuôn viên trong và ngoài chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát, chúng tôi còn kiểm soát chặt người và phương tiện ra vào trang trại, tăng cường khử trùng khi xe vận chuyển thức ăn tới”.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Mỗi tháng, HTX Minh Lộc chi 200 triệu đồng để mua vắc-xin phòng bệnh và các loại hóa chất xử lý môi trường.

Nhờ làm tốt công tác phòng dịch, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mà trang trại của HTX Minh Lộc đã luôn “nói không” với dịch bệnh. Theo đó, từ đầu năm đến nay, doanh thu từ chăn nuôi lợn của HTX đạt 10 tỷ đồng và đơn vị đang hướng tới mục tiêu 24 tỷ đồng trong năm 2021.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Các trang trại chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh siết chặt công tác phòng dịch.

Theo ghi nhận, không chỉ doanh nghiệp, HTX mà những hộ chăn nuôi nông hộ quy mô lớn và vừa cũng đã thành công khi phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Bắt đầu chăn nuôi lợn quy mô lớn từ 2014 đến nay, chưa bao giờ dịch bệnh có thể “làm khó” trang trại của gia đình anh Nguyễn Thái Huy (thôn Tân Quang, xã Đức Lạng, Đức Thọ).

Anh Huy thông tin: “Phòng dịch là một trong những yếu tố cốt lõi để đảm bảo an toàn chăn nuôi. Mỗi tháng, chúng tôi chi 400 triệu đồng cho các sát trùng, vắc-xin, thuốc thú y… Làm tốt công tác phòng dịch nên chúng tôi tự tin hơn trong quá trình nuôi. Hiện nay, với quy mô 650 con nái, mỗi tháng chúng tôi xuất chuồng 600 con lợn thịt và 600 con lợn giống, doanh thu khoảng 6 tỷ đồng. Chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu 80 tỷ đồng trong năm 2021”.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Nhiều hộ nuôi lợn trong xã bị dịch tả lợn Châu Phi, song đàn lợn 32 nái và 160 lợn thịt của ông Nguyễn Trung Chính (huyện Kỳ Anh) vẫn luôn an toàn.

Thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Trung Chính (thôn Sơn Trung 1, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) chuẩn bị xuất chuồng 40 con lợn thịt với tổng trọng lượng 3,7 tấn.

Ông Chính nhẩm tính: “Hiện nay, nhiều hộ nuôi lợn trong xã bị dịch tả lợn châu Phi, song đàn lợn 32 nái và 160 lợn thịt của gia đình tôi vẫn an toàn. Tuy giá thức ăn và chi phí phòng dịch hiện tăng khá cao, song với mức giá 65.000 đồng/kg vẫn đảm bảo có lãi khá cao. Hiện nay, mỗi con lợn xuất bán chúng tôi lời 1,5 triệu đồng”.

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nhiều trang trại lợn ở Hà Tĩnh thu lãi đều

Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện là 396.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 52% tổng đàn.

Được biết, tổng đàn lợn hiện nay của Hà Tĩnh là 396.000 con (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 52% tổng đàn.

Ông Nguyễn Khắc Khánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh thông tin: “Những tháng đầu năm, dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi quy mô nông hộ. Ngược lại, đối với doanh nghiệp, HTX, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và vừa vẫn đảm bảo hoạt động ổn định, thu lãi đều nhờ làm tốt công tác phòng dịch và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong điều kiện dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, các trang trại chăn nuôi cần tiếp tục siết chặt công tác phòng dịch để tránh thiệt hại trong quá trình nuôi. Chúng tôi cũng khuyến cáo chăn nuôi nông hộ chưa nên tái đàn. Theo đó, người chăn nuôi cần chờ hết dịch, đủ điều kiện mới tái đàn trở lại để tránh rủi ro".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.