Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm hiện tại, tất cả các địa phương trên địa bàn Can Lộc (Hà Tĩnh) đều xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Dịch tả lợn châu Phi cũng xuất hiện trở lại tại 6/18 xã, thị trấn.

Ngày 17/2, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện đầu tiên ở xã Tùng Lộc. Những ngày tiếp theo, dịch lan rộng tại số địa bàn lân cận và đến nay đã “phủ kín” 18/18 xã, thị trấn.

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 982 hộ dân ở 87 thôn bị ảnh hưởng với số lượng 1.197 trâu bò bị dịch bệnh, trong đó có 78 con đã chết.

Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

Xuất hiện đầu tiên ở Tùng Lộc, đến nay, dịch viêm da nổi cục đã lan rộng tại 18/18 xã, thị trấn ở Can Lộc.

Trong khi đó, ngày 21/3, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát trở lại tại xã Sơn Lộc, Quang Lộc và đã có thêm 4 xã: Mỹ Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Thường Nga có lợn bị dịch bệnh. Đến nay, dịch DTLCP đã lây lan tại 32 hộ nuôi ở 18 thôn tại 6 xã, có 96 con đã bị chết.

Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc hướng dẫn người dân Xuân Lộc rắc vôi, vệ sinh chuống trại chăn nuôi.

Anh Hoàng Văn Dũng, cán bộ thú y xã Sơn Lộc cho biết: “Đợt bùng phát trở lại này, diễn biến của DTLCP trở nên khó khống chế bởi diễn biến nhanh. Hầu như lợn chết ngay sau khi phát hiện bị bệnh trong vòng 1 ngày nên chúng tôi không kịp trở tay”.

Tại xã Sơn Lộc, từ ngày 12/3, dịch viêm da nổi cục xuất hiện ở thôn Thượng Sơn và đến nay đã lây lan ở tất cả 9 thôn với hơn 100 con mắc bệnh trong đó có 6 con đã chết. Gần 10 ngày kể từ khi đàn trâu bò bị nhiễm bệnh, dịch tả lợn cũng xuất hiện trên địa bàn và đã có 25 con đã chết.

Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

Ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn người dân Tùng Lộc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, thời gian qua các cấp chính quyền và ngành chức năng ở Can Lộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gấp rút triển khai tiêm 10 ngàn liều vắc-xin trên đàn trâu bò; lực lượng thú y chung tay cùng người dân chăm sóc, chữa bệnh cho đàn gia súc. Thế nhưng, mỗi ngày, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc vẫn liên tục nhận được tin báo từ các địa phương về diễn biến gia tăng dịch bệnh và số lượng gia súc bị chết tiếp tục tăng.

Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

Chị Lê Thị Giang (xã Xuân Lộc, Can Lộc) dùng thuốc nam chữa trị cho bò, đến khi bò kiệt sức mới báo với cán bộ thú y

Ông Đoàn Minh Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: “Ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, các địa phương đã tuyên truyền người dân biện pháp phòng chống, đặc biệt là khuyến cáo nuôi nhốt gia súc, một số địa phương cũng đã cho các hộ gia đình ký cam kết.

Thế nhưng, ngay khi 100% xã, thị đều có dịch thì nhiều người dân vẫn “vô tư” thả rông trâu bò trên các cánh đồng. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi chưa chú trọng vệ sinh khu vực chăn nuôi, chuồng trại, công tác phòng dịch còn lỏng lẻo.

Chưa dứt viêm da nổi cục trên trâu bò, nông dân Can Lộc lại khổ vì tả lợn châu Phi

Trâu bò thả rông tại tổ dân phố Tân Hương, thị trấn Đồng Lộc. Ảnh chụp chiều 30/3.

Như tại hộ nuôi của ông Trần Tuấn ở thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc nuôi hơn 60 con lợn nhưng trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khu vực chăn nuôi này cũng không hạn chế số lượng người vào, ra. Đợt này, gia đình ông Tuấn phải tiêu hủy 10 con lợn thịt do DTLCP. Được biết, năm 2019, DTLCP cũng đã khiến hộ nuôi này thiệt hại lớn.

Hiện nay, huyện Can Lộc đang tập trung nhiều các giải pháp để phòng chống dịch bệnh trên gia súc, trong đó hỗ trợ 30% kinh phí cho người dân để tiêm 3.000 liều vắc-xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò trên toàn huyện.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.