Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phòng trừ bệnh lùn sọc đen

(Baohatinh.vn) - Theo kết quả giám định mẫu rầy lưng trắng tại Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng IV thu ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên đã phát hiện 4 mẫu rầy lưng trắng phản ứng dương tính với virus lùn sọc đen phương Nam nên nguy cơ bệnh bùng phát gây hại trên lúa hè thu ở Hà Tĩnh là rất cao.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất, phòng trừ bệnh lùn sọc đen

Đã hết thời vụ những vẫn còn hơn 9.000 ha lúa hè thu chưa được gieo cấy

Sở NN&PTNT cho biết, đến ngày 13/6/2018, toàn tỉnh gieo cấy được 34.917/44.369ha, đạt 78,7% kế hoạch; trong khi rầy lưng trắng (pha trưởng thành) đã xuất hiện trên mạ, lúa gieo thẳng giai đoạn 1-3 lá ở các địa phương với mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-20 con/m2 (Cẩm Xuyên) và xuất hiện mật độ ổ trứng 30-40 ổ/m2 (Cẩm Lạc, Cẩm Thăng - Cẩm Xuyên).

Theo kết quả giám định mẫu rầy lưng trắng tại Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng IV thu ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên đã phát hiện 4 mẫu rầy lưng trắng phản ứng dương tính với virus lùn sọc đen phương Nam (2 mẫu thu tại xã Cẩm Hưng; 2 mẫu thu tại xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên). Nguy cơ bệnh lùn sọc đen phương Nam bùng phát gây hại trên lúa hè thu 2018 là rất cao.

Để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa hè thu và chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đèn phương Nam, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 25/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa hè thu 2018.

Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa hè thu, đảm bảo thời vụ gieo cấy kết thúc trước 18/6 để thu hoạch trước ngày 15/9. Ở các vùng cao cưỡng, cuối kênh khó có khả năng tưới xây dựng và triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đối với những địa phương tiến độ gieo cấy chậm, tổ chức kiểm tra, đánh giá những tồn tại, khó khăn để có giải pháp bổ cứu kịp thời. Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho nông dân về cách nhận biết rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen phương Nam, thời điểm rầy di trú và biện pháp phòng trừ để người dân biết và thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời rầy lưng trắng, lúa có triệu chứng lùn sọc đen phối hợp với Sở NN&PTNT, các cơ quan chuyên môn ở trung ương thu mẫu rầy và lúa để test virus gây bệnh lùn sọc đen phương Nam. Kịp thời phản ánh những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện phòng bệnh lùn sọc đen phương Nam để thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc, bảo vệ thực vật ở cơ sở, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Huyện, thành phố, thị xã nào không quan tâm, chỉ đạo thiếu quyết liệt, không sâu sát, để dịch bệnh lùn sọc đen phương Nam phát sinh gây hại trên diện rộng thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã đó phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành thành lập các đoàn công tác xuống địa phương hướng dẫn, đôn đốc, giúp đỡ các địa phương tập trung sản xuất vụ hè thu đảm bảo thời vụ và triển khai công tác phòng trừ dịch hại cây trồng, phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trọng tâm là giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV.

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh lùn sọc phương Nam. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo chính xác diễn biến các đối tượng dịch hại, chú trọng bệnh lùn sọc đen phương Nam; báo cáo kết quả sản xuất vụ hè thu và diễn biến của dịch hại ở các huyện, thành phố, thị xã về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo...

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.