Chuyện làm NTM ở huyện nghèo Vũ Quang: Công trình nhiều, nợ công ít!

(Baohatinh.vn) - Nợ đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) đang là một thực tế đáng báo động, khiến nhiều địa phương “đứng ngồi không yên”, thậm chí là mất kiểm soát. Là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và cách làm khoa học, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã huy động nguồn lực xây dựng NTM lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng số nợ của địa phương này không đáng kể và các xã đã xác định được nguồn để trả...

chuyen lam ntm o huyen ngheo vu quang cong trinh nhieu no cong it

Đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể cùng tham gia với nhân dân thôn 1 - Bồng Giang (Đức Giang) làm khuôn viên hội quán xóm.

Người dân chung tay...

Thôn 1 - Bồng Giang (xã Đức Giang) chỉ có 110 hộ dân, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, địa bàn rộng... nên khi thực hiện xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, ý thức rõ vai trò chủ thể của mình, 100% hộ dân trong thôn ngoài việc đóng nộp hơn 3 triệu đồng/hộ/năm, còn tự nguyện tham gia hơn 20 ngày công, hiến hàng ngàn m2 đất, hàng ngàn cây cối để làm đường cứng, nhà văn hóa và các đầu việc khác. Nhờ đó, đến nay, tất cả các tuyến liên thôn, ngõ xóm đã được kiên cố hóa, nhà văn hóa khang trang, xóm làng khởi sắc. Hơn thế, dù số tiền đóng góp không hề nhỏ so với mức thu nhập của gia đình, nhưng hầu hết người dân đều đồng lòng hưởng ứng và tự hào, phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được.

Nhìn nhà văn hóa mới được đầu tư gần 2 tỷ đồng trên khuôn viên rộng 1.000 m2, Trưởng thôn Nguyễn Doãn Tình phấn khởi: “Trước đây, do không có đất nên hội quán xóm phải làm trong vườn tôi, chỉ rộng 24 m2, được các hộ trong xóm đóng góp gạch táp lô, gỗ tạp, ngói fibro xi măng... dựng lên. Mỗi lần họp xóm phải căng bạt mới đủ chỗ ngồi. Thế nhưng, khi được Nhà nước hỗ trợ, cấp trên động viên, người dân trong thôn đã tự nguyện đóng góp hơn 1 tỷ đồng, tích cực tham gia hàng trăm ngày công để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng này. Từ ngày hoàn thành và đưa vào sử dụng, bà con rất phấn khởi, tự hào”.

Chính quyền biết tranh thủ, lồng ghép

Giữa năm 2015, khi xã Đức Lĩnh đã sắp về đích nhưng đoạn đường nối từ thôn Yên Du vào thôn Thanh Sơn để đi đến một số thôn xóm khác vẫn chưa thể làm. Trong bối cảnh “nước rút”, việc huy động nguồn lực khó khăn, nhưng nhờ được hưởng lợi từ Chương trình 135 nên đoạn đường 1 km, rộng 3,5m, dày 20 cm có tổng mức đầu tư 2,3 tỷ đồng này đã được đầu tư xây dựng. Quá trình thực hiện dự án, các thành viên giám sát cộng đồng cũng nằm trong ban xây dựng NTM đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng công trình, tham mưu, đề xuất điều chỉnh các hạng mục sát với tiêu chí NTM…

chuyen lam ntm o huyen ngheo vu quang cong trinh nhieu no cong it

Người dân xã Đức Lĩnh làm đường bê tông liên xã đảm bảo tiêu chuẩn nông thôn mới theo chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Không riêng ở Đức Lĩnh và cũng không chỉ từ nguồn vốn 135 mà tất cả các địa phương được thụ hưởng từ các chương trình: 135, 30a, biến đổi khí hậu… đều làm tốt vai trò lồng ghép các dự án vào xây dựng NTM từ khâu hoạch định đầu tư đến tổ chức giám sát công trình. Ông Hồ Xuân Dũng - Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vũ Quang cho biết: “Trong những năm qua, Vũ Quang đã được thụ hưởng từ các chương trình, dự án với tổng kinh phí hàng năm trên 50 tỷ đồng. Tuy mỗi chương trình, dự án đầu tư những công trình cụ thể nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần hoàn thành từng tiêu chí trong xây dựng NTM ở các xã”.

Thực tế cho thấy, khi cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt, người dân chung tay và các chương trình, dự án phát huy hiệu quả cao nhất là yếu tố giúp Vũ Quang hạn chế tối đa nợ công.

“Để có được kết quả này, cùng với lồng ghép tốt nguồn đầu tư của các chương trình, dự án thì trong quá trình thực hiện, huyện đã xác định rõ những phần việc nào do dân làm, xã làm, huyện làm, không có chuyện làm thay, làm giúp. Huyện cũng luôn chú trọng đến việc chỉ đạo MTTQ và các tổ chức đoàn thể vào cuộc để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện các tiêu chí “mềm”. Ngoài ra, khi tiến hành đầu tư xây dựng, các công trình, dự án chỉ được phê duyệt nếu xã đã xác định rõ nguồn kinh phí thực hiện, không cho phép địa phương vay mượn quá mức, ngoài tầm xử lý, nếu xã nào vi phạm sẽ bị “tuýt còi” để chấn chỉnh” - ông Đặng Hữu Bình - Bí thư Huyện ủy Vũ Quang cho biết.

Đến thời điểm này, Vũ Quang có 6 xã về đích NTM, 3 xã dự kiến về đích vào cuối năm nay, 2 xã còn lại đạt từ 8-9 tiêu chí, các tiêu chí khác đạt từ 50-80%, dự kiến về đích vào năm 2018. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn đạt 1.136 tỷ đồng nhưng số nợ chỉ 7,9 tỷ đồng; trong đó, xã có số nợ cao nhất là 1,4 tỷ đồng. Điều lạc quan hơn, theo báo cáo của các địa phương, toàn bộ số nợ này đều đã xác định được nguồn để trả và sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất...

(Còn nữa)

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.