Cơ sở chế biến thủy hải sản thị xã Kỳ Anh: Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Thay đổi hình thức quảng cáo, giao hàng, phát triển thêm một số ngành hàng... là giải pháp mà các cơ sở chế biến thủy hải sản ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã ứng biến linh hoạt khi thị trường “đóng băng” do dịch Covid -19.

Thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng

Bà Đặng Thị Luận, Giám đốc HTX chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh - TX Kỳ Anh), chủ thương hiệu nước mắm Luận Nghiệp cho biết: “Sau hơn 2 tháng diễn ra dịch Covid-19, sản lượng bán ra của HTX sụt giảm rất nhiều so với bình thường.

Một trong những lý do quan trọng là các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động nên việc gửi hàng đi xa gặp khó khăn".

Cơ sở chế biến thủy hải sản thị xã Kỳ Anh: Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

Nhân viên HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng đóng nước mắm chuẩn bị ship hàng cho khách

Tuy nhiên, theo bà Luận, thay vì phương thức bán hàng cũ, nay doanh nghiệp đã tập trung bán hàng online với nhiều kênh như facebook, zalo… cùng với đó, tập trung đội ngũ lao động cho việc ship hàng tận nhà.

Do đó, 10 lao động thường xuyên với mức lương 4-5 triệu đồng/ tháng vẫn duy trì việc làm đều đặn.

Bà Luận cho biết thêm: “Trong mùa dịch, chỉ tập trung mỗi việc tiêu thụ nước mắm là không ổn. Các ngành hàng như sứa đóng hộp, cá mờm rim lạc... cũng được chúng tôi tung ra thị trường để đa dạng sản phẩm và hiện sản lượng tiêu thụ cũng ổn định”.

Cơ sở chế biến thủy hải sản thị xã Kỳ Anh: Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Ninh, chủ cơ nước mắm Nhất Ninh kiểm tra chất lượng các bể nước mắm trước khi giao cho khách

Còn với cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh (thôn Tam Hải 1, xã Kỳ Ninh) đã được xếp hạng tiêu chuẩn 3 sao OCOP, lệnh cách ly xã hội cũng khiến các thùng hàng nước mắm ứ đọng vì không vận chuyển đi xa được. Không thể ngồi yên, cơ sở đã huy động các thành viên trong gia đình cùng 5 lao động thường xuyên, gọi điện liên hệ với chủ cơ sở kinh doanh các mặt hàng thực phẩm khô trên địa bàn, tập trung cho việc bán hàng trên mạng và miễn phí ship hàng tận nơi.

Bà Nguyễn Thị Ninh, chủ cơ sở nước mắm Nhất Ninh chia sẻ: “Chi phí vận hành cơ sở, trả lương công nhân không cho phép chúng tôi ngồi yên, cho nên cần phải tìm mọi cách thích ứng, trước mắt là để qua mùa dịch. Việc bán hàng online cũng giúp chúng tôi trụ vững qua đợt khó khăn này và có lẽ sau khi hết dịch đây cũng là cách kinh doanh tối ưu với thị trường hiện nay…”.

Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

Theo Giám đốc HTX Ðặng Thị Luận, đầu năm 2019, sản phẩm nước mắm Luận Nghiệp được thị xã Kỳ Anh lựa chọn tham gia chương trình OCOP. Theo đó, HTX Thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng đã thu mua hơn 2.000 tấn hải sản các loại và cung cấp cho thị trường hơn 60-70 nghìn lít nước mắm, đạt lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng.

Cơ sở chế biến thủy hải sản thị xã Kỳ Anh: Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, công nhân HTX Chiến Thắng tiến hành đảo nước mắm - công đoạn quan trọng trong việc chế biến nước mắm truyền thống.

“Chúng tôi tự tin về chất lượng sản phẩm của mình đang dần có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, nên sau khi hết dịch, HTX sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh với kế hoạch ấp ủ đã lâu.

Dự kiến, HTX sẽ mở rộng quy mô sản xuất lên hơn 1,1 ha, tăng sản lượng nước mắm trên 100.000 lít/năm và đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm lên 4-5 sao. Cùng với việc mở rộng quy mô, HTX sẽ đưa cơ sở sản xuất sứa tươi, cá khô, ruốc tập trung về một chỗ và tăng số lượng lao động thường xuyên lên hơn 30 người để đáp ứng việc mở rộng”- bà Luận chia sẻ.

Cơ sở chế biến thủy hải sản thị xã Kỳ Anh: Hết dịch, sẽ mở rộng kinh doanh

Hiện TX Kỳ Anh có 4 sản phẩm được công nhận OCOP, gồm 3 sản phẩm nước mắm và 1 cá mờm rim lạc

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Chủ tịch UBND TX Kỳ Anh cho biết: “Để mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng tầm thương hiệu, thời gian qua, địa phương đã phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cụm công nghiệp làng nghề truyền thống tại xã Kỳ Ninh.

Đây có thể được xem là dấu mốc khởi đầu cho chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn gắn với phát triển du lịch biển, du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm ẩm thực. Qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ giá trị gia tăng trong chuỗi du lịch gắn với sản xuất để phát huy thế mạnh của địa phương ven biển...”

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.