“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

(Baohatinh.vn) - Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển đàn dê, phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương trong việc mở rộng chăn nuôi.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Trang trại nuôi dê Boer quy mô gần 100 con của ông Bùi Xuân Trường ở thôn Hương Thủy (xã Kim Hoa).

Với sự vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương và quyết tâm của bản thân, tháng 10/2021, ông Bùi Xuân Trường ở thôn Hương Thủy (xã Kim Hoa) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và mua gần 100 con dê Boer (giống dê lai có nguồn gốc Nam Phi) để thả nuôi.

Ông Trường chia sẻ: “Tôi chọn giống dê Boer để nuôi vì đây là giống dê khoẻ ăn, dễ chăm sóc, tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh tốt. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ dê trong và ngoại huyện đang cao nên tôi hướng đến việc nuôi dê thương phẩm để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn...”.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Dự kiến cuối năm nay, gia đình ông Trường sẽ xuất bán lứa dê đầu tiên, với số lượng khoảng 50 con.

Dù có định hướng rõ ràng nhưng khi bắt tay vào nuôi, ông Trường cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, kỹ thuật chăn nuôi… Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ 100 triệu đồng từ huyện, ông đã tự tin hơn vào quyết định đầu tư của gia đình.

Ông Trường chia sẻ: “Qua gần 1 năm, đàn dê đang phát triển tốt, dự kiến cuối năm nay sẽ xuất bán lứa đầu tiên, với số lượng khoảng 50 con, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá cho gia đình”.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Trên địa bàn xã Kim Hoa hiện có khoảng 70 hộ chăn nuôi dê, với tổng đàn gần 600 con.

Ông Nguyễn Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết: “Địa phương có ưu thế vườn đồi, thích hợp để phát triển đàn dê, thế nên, khi ông Trường bắt đầu hình thành ý tưởng mở trang trại, chúng tôi rất ủng hộ. Địa phương đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi nhằm giúp gia đình yên tâm phát triển”.

Cũng theo ông Linh, trên địa bàn xã hiện có khoảng 70 hộ chăn nuôi dê, với tổng đàn gần 600 con. Dù số lượng nuôi ngày càng tăng, nhưng người dân chủ yếu nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế nhìn chung còn thấp. Để giúp người dân mạnh dạn tăng đàn, thời gian tới, ngoài hỗ trợ kỹ thuật, địa phương sẽ đề xuất UBND huyện hỗ trợ người dân vay vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Mô hình nuôi dê của ông Nguyễn Văn Thuận ở thôn Vực Rồng (xã Sơn Tiến) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Là một trong những hộ dân khá lên nhờ chăn nuôi dê, ông Nguyễn Văn Thuận ở thôn Vực Rồng (xã Sơn Tiến) cho biết, năm 2015, được địa phương hỗ trợ vay vốn và tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi dê, nên gia đình đã nuôi thử nghiệm 10 con dê sinh sản.

Từ một vài con giống ban đầu, gia đình đã nhân đàn, mở rộng quy mô lên 40 con. Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm gia đình cung cấp ra thị trường hơn 600 kg thịt dê thương phẩm, đem lại nguồn thu gần 100 triệu đồng.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Gia đình ông Thuận đang tiếp tục đầu tư để tăng đàn dê trong thời gian tới.

“Hiệu quả kinh tế từ nuôi dê đã được khẳng định ngay tại gia đình. Tôi đang tiếp tục đầu tư để tăng đàn. Điều đáng mừng là dê thương phẩm tiêu thụ rất thuận lợi, thậm chí hiện nay, khách hàng có nhu cầu còn phải đặt hàng trước.

Chúng tôi mong muốn những nông dân khác trong vùng, trong huyện sớm tiếp cận và “hấp thu” các chính sách hỗ trợ của huyện để mạnh dạn đầu tư, tăng tổng đàn dê và cùng nhau xây dựng thương hiệu riêng. Có như vậy, nghề nuôi dê mới bền vững và ổn định lâu dài" - ông Thuận chia sẻ.

“Cú hích” giúp người dân miền núi Hà Tĩnh mạnh dạn tăng đàn dê

Từ 10 nghìn con vào cuối năm 2020, đến nay, tổng đàn dê trên địa bàn Hương Sơn đã tăng lên hơn 17 nghìn con.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, để phát triển đàn dê trên địa bàn, từ năm 2020, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ người dân về nguồn vốn, con giống và kỹ thuật chăn nuôi. Theo đó, với những gia đình hoặc 3 - 4 hộ liền kề có từ 10 con dê nái trở lên sẽ được hỗ trợ 1 con dê đực, tối đa không quá 6 triệu đồng/con. Đối với những hộ có từ 30 con trở lên sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng; hỗ trợ 100 triệu đồng đối với mô hình có từ 50 con trở lên và 200 triệu đồng đối với mô hình nuôi từ 100 con trở lên.

Ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết: “Chính sách này đã tạo đà cho các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn mạnh dạn tăng đàn để phát triển kinh tế. Theo đó, từ tổng đàn 10 nghìn con vào cuối năm 2020, đến nay đã tăng lên hơn 17 nghìn con. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục “trợ sức“” cho bà con để cải tạo đàn dê, hướng tới xây dựng thương hiệu dê đồi Hương Sơn, giúp ổn định đầu ra và nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.