Đánh cá vụ bắc: "Mẹ" biển ban tặng nhiều hải sản quý giá!

(Baohatinh.vn) - Trừ những ngày biển động, ngư dân Hà Tĩnh đều dong thuyền ra khơi, bám biển đánh bắt vụ cá bắc (kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau). Vụ cá này tuy thời tiết không mấy thuận lợi nhưng “mẹ” biển đã ban tặng nhiều loại hải sản có giá trị, mang lại niềm vui cho ngư dân.

Đánh cá vụ bắc: “Mẹ” biển ban tặng nhiều hải sản quý giá!

Cá thu cho giá trị kinh tế cao trong vụ cá bắc

Ngư dân Trần Mạnh Phương - chủ tàu chuyên nghề câu khơi có công suất gần 500 CV (thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) cho biết: “Vụ cá bắc nước biển lạnh, cá thường ra xa bờ nên chủ yếu khai thác các loại cá tầng đáy với nghề lồng bẫy, dạ kéo, câu, rê đáy... Khó lớn nhất của vụ cá bắc là đánh bắt xa bờ, ngư dân luôn đối mặt với hiểm nguy, rủi ro trên biển. Để đối phó với triều cường, bão tố, chúng tôi liên kết tương trợ lẫn nhau theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển”.

Trong gần 6 tháng diễn ra vụ cá bắc, ông Phương tổ chức được 5 chuyến khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển Hoàng Sa, cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý. Tính bình quân, tàu cá của ông thu được 8 tấn cá cam, cá mú, cá trổng, cá sơn đá... “Đây là những loại cá có giá trị xuất khẩu nên mỗi chuyến, tôi thu gần 150 triệu đồng, mỗi lao động “lĩnh” từ 10 - 15 triệu đồng. Vậy là thành công rồi” - ông Phương chia sẻ.

Đánh cá vụ bắc: “Mẹ” biển ban tặng nhiều hải sản quý giá!

Ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân) được mùa sứa

Vụ cá bắc có số ngày hoạt động ít hơn do gió mùa, biển động, bà con ngư dân thường đến các vùng biển có nhiều đảo như Cô Tô (Quảng Ninh) hoặc các vùng biển từ Đà Nẵng trở vào đánh bắt. Vụ đánh bắt này phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên tuy sản lượng đạt ít nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Ngư dân Nguyễn Lưu Truyền - chủ tàu vỏ thép HT 96716 TS (xã Xuân Hội, Nghi Xuân) phấn khởi cho biết: Làm nghề lưới rê chủ yếu đánh bắt cá thu, cá măng... ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Dù vụ cá bắc không đi biển được nhiều nhưng bù lại, mỗi lần vươn khơi mang về trên dưới 1 tấn cá các loại nên thu nhập cũng kha khá.

Đánh cá vụ bắc: “Mẹ” biển ban tặng nhiều hải sản quý giá!

Cá cháo mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con ngư dân

Cùng với đánh bắt xa bờ, vụ cá bắc còn đem lại cho vùng biển ven bờ nghề khai thác cá cháo với nguồn thu nhập khá. Theo ngư dân Trần Văn Mạnh (thôn Yên Hải, xã Xuân Yên): “Cá cháo chỉ xuất hiện hơn 2 tháng vào mùa đông, nhưng vào mùa này, mỗi thuyền dễ dàng “bỏ túi” từ 6 - 7 kg cá cháo chỉ sau vài giờ đồng hồ nên ai cũng phấn khởi. Riêng thuyền của gia đình tôi may mắn có những ngày trúng luồng cá được hơn 1,5 yến cá cháo, thu về gần 2 triệu đồng”.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, từ tháng 10/2018 đến nay, xảy ra nhiều cơn bão, áp thấp và gió mùa. Tuy nhiên, thời gian xảy ra ngắn nên ngư dân vẫn tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi để bám biển. Nguồn lợi khá nhiều loài như cá cơm, nhuyễn thể, cá nục, cá đù, cá đục, tôm, cá lẹp, ruốc, mực… giúp tăng năng suất và sản lượng cho các đội tàu khai thác, đặc biệt là đội tàu vùng lộng và vùng khơi.

Đánh cá vụ bắc: “Mẹ” biển ban tặng nhiều hải sản quý giá!

Niềm vui của ngư dân Hà Tĩnh trong vụ cá bắc

Nhờ vậy, sản lượng khai thác thủy sản vụ cá bắc đạt 15.968 tấn, tăng 12,82% so với cùng kỳ năm trước, ước giá trị đạt trên 623 tỷ đồng; trong đó, sản lượng khai thác biển 14.068 tấn, khai thác nội địa 1.900 tấn. Điều quan trọng là cá vụ bắc khai thác được những hải sản có giá trị về kinh tế, ngư dân phấn khởi bởi đầu ra ổn định hơn với giá vượt trội.

Thắng lợi từ vụ cá bắc là bước đệm cho bà con ngư dân Hà Tĩnh tiếp tục tự tin vượt qua những khó khăn để cùng nhau vươn khơi bám biển, chuẩn bị dong thuyền cho vụ cá nam sắp tới.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.