Dịch tả lợn châu Phi trở lại, huyện Kỳ Anh gấp rút các biện pháp phòng trừ

(Baohatinh.vn) - Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa tiến hành tiêu hủy đàn lợn 17 con bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại xã Kỳ Bắc, đồng thời kích hoạt các biện pháp phòng, chống.

Dịch tả lợn châu Phi trở lại, huyện Kỳ Anh gấp rút các biện pháp phòng trừ

Lực lượng chức năng xã Kỳ Bắc khẩn trương tiến hành tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh.

Theo đó, ngày 26/2, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Kỳ Bắc về việc đàn lợn của ông Nguyễn Văn Giáp (thôn Kim Sơn) có 2 con bị ốm chết bất thường, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh đã kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.

Kết quả mẫu bệnh phẩm trên đàn lợn nhà ông Giáp dương tính với virus DTLCP. Huyện Kỳ Anh nói chung, xã Kỳ Bắc nói riêng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp bao vây dập dịch.

Ông Nguyễn Đình Tương - Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc cho biết, ngay sau khi có kết quả đàn lợn bị bệnh, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 17 con, đồng thời tiến hành phun thuốc, rải vôi bột tiêu độc khử trùng, gắn biển cảnh báo, lập chốt kiểm dịch chặt chẽ. Đến chiều ngày 28/2, toàn bộ công tác tiêu hủy được hoàn thành đúng quy trình, kỹ thuật.

Dịch tả lợn châu Phi trở lại, huyện Kỳ Anh gấp rút các biện pháp phòng trừ

Công tác tiêu hủy được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật.

Huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng cùng các địa phương tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi về nguy cơ xẩy ra dịch bệnh, tăng cường công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại. Đối với các hộ chưa đảm bảo điều kiện về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh thì ngừng tái đàn để đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại.

Để đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế DTLCP, huyện Kỳ Anh đã chủ động kinh phí, vật tư..., bố trí cán bộ chuyên môn, cán bộ phụ trách, kiện toàn ngay các tổ công tác, tăng cường kiểm tra hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.