Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

(Baohatinh.vn) - Cung ứng giống, hỗ trợ quy trình kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho 500 ha vùng nguyên liệu với giá cao hơn thị trường 500.000 đồng/tấn lúa tươi, Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh (KC Hà Tĩnh) hiện đang có chuỗi liên kết lớn nhất tỉnh, khép kín từ khâu sản xuất đến cung ứng dịch vụ sau thu hoạch...

Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

Cánh đồng liên kết theo chuỗi đồng nhất về giống, thời vụ tạo thuận lợi cho thu hoạch

Đồng ruộng xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà) vào những ngày thu hoạch cao điểm. Nào những chiếc máy gặt đập liên hợp công suất lớn ầm ù trên đồng, nào những chuyến xe tải nườm nượp vào - ra để thu mua lúa tươi. Bà con nông dân vì thế mà cũng tất bật hơn, theo chân máy ra đồng rồi lại thu lúa lên bờ để chở đến những chiếc xe tải đang chờ “ăn” hàng.

Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

Lúa được kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm, độ lẫn trước khi thu mua

Cả tuần nay, Công ty KC Hà Tĩnh đang tập trung thu mua lúa trong hợp đồng liên kết. Cứ mỗi kg, công ty sẽ mua cao hơn giá thị trường 500 đồng, ngoài ra, công ty còn hỗ trợ tiền thu hoạch, tiền vận chuyển cho bà con. Đây là hình thức liên kết theo chuỗi mà KC Hà Tĩnh đã thực hiện với 500 ha trên toàn tỉnh. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng giống, hỗ trợ quy trình kỹ thuật, cuối vụ sẽ thu mua 100% sản phẩm lúa tươi tại chân ruộng cho bà con nông dân.

Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi
Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

Lúa vận chuyển từ ruộng lên tập kết chờ xe tải thu mua

Ông Đoàn Trọng Dũng (thôn Bến Toàn, xã Thạch Vĩnh, Thạch Hà) cho biết: “Tôi làm gần 6 sào lúa J02 liên kết với KC Hà Tĩnh. Vừa thu hoạch dưới ruộng lên là có xe của công ty chờ cân lúa và thu mua luôn tại ruộng. Lợi vô cùng khi bà con nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và giảm những thất thoát sau thu hoạch”.

Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

Công ty KC Hà Tĩnh cam kết thu mua 100% lúa tươi theo hợp đồng cho bà con nông dân

Vừa nói, ông vừa phụ cùng với đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp kiểm tra lại độ ẩm, độ lẫn của lúa trước khi đặt lên bàn cân. Ông bảo, dù là lần đầu tham gia sản xuất liên kết như thế này nhưng ông rất tuân thủ quy trình của doanh nghiệp, đảm bảo giá trị đầu ra sản phẩm tốt nhất.

Những chiếc xe ba gác hàng nối hàng chờ để nhập lúa cho doanh nghiệp càng lúc càng dài. Bà Lê Thị Hiền, người cùng thôn cũng vừa hoàn thành được 2 sào ruộng, kịp đẩy lúa lên chờ cân bán. “Còn hai sào nữa đang gặt giữa đồng, xong lượt này tôi lại quay trở lại đồng thu gom lúa lên nhập bán. Chúng tôi được doanh nghiệp bảo hộ về giá, cao hơn thị trường 500 đồng/kg ở thời điểm bán, nhờ vậy mà có tiền thanh toán chi phí công máy, phân bón và chuẩn bị giống cho vụ tiếp theo. Quan trọng hơn, KC Hà Tĩnh đóng trên địa bàn nên chúng tôi cũng yên tâm hơn”.

Hiện tại, KC Hà Tĩnh đang thu mua với giá 5.650 đồng/kg lúa tươi đối với các dòng giống chất lượng cao như J02, Bắc thơm 7, TBR279, RVT... Để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn VSTP, doanh nghiệp đã hỗ trợ bà con tiền để mua bao bì mới đựng lúa sau thu hoạch, tránh tình trạng tái sử dụng một số bao bì không đạt yêu cầu. Toàn bộ số lúa thu mua được vận chuyển về kho sấy trong thời gian 14- 16 giờ theo đúng quy trình kỹ thuật trước khi chế biến gạo thành phẩm.

Doanh nghiệp thu mua lúa hơn giá thị trường, nông dân Hà Tĩnh phấn khởi

Sau khi thu mua, lúa được vận chuyển về công ty tiến hành sấy theo đúng quy trình kỹ thuật trươc khi chế biến thành phẩm

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc KC Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, vùng nguyên liệu của công ty đạt khoảng 500 ha, sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị. Tất cả các khâu từ sản xuất đều thu hoạch đều được công ty giám sát, đảm bảo sự đồng đều, ổn định năng suất, chất lượng của sản phẩm. Cùng với đó, bảo quản, chế biến sâu trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty đang có định hướng về tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm tăng giá trị gia tăng sản phẩm địa phương”.

Cùng với KC Hà Tĩnh, một số doanh nghiệp cũng đang thực hiện theo liên kết chuỗi khép kín sản xuất lúa gạo như: Công ty TNHH VTNN Hồng Quang, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh với diện tích khoảng 1.000 ha. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đây là hướng sản xuất tất yếu, có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân. Trong khi nông dân được cung ứng giống, kỹ thuật và không lo lắng đến thị trường thì doanh nghiệp lại có sản phẩm đồng nhất, hàm lượng hàng hoá cao. Đối với BVTV thì việc thực hiện những cánh đồng liên kết sẽ giảm bớt sâu bệnh, tạo sự đồng đều và ổn định năng suất.

Hiện, các chính sách xây dựng cánh đồng lớn liên kết với DN đang tiếp tục mở cửa, sẽ là cơ hội cho DN tìm kiếm vùng nguyên liệu, xây dựng mối liên kết trung tâm DN- nông dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.