Dự án rau - củ - quả an toàn thành công trên đất hoang hóa Thạch Văn

(Baohatinh.vn) - Sáng 29/12, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án xây dựng mô hình trồng rau, củ, quả công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn (Thạch Hà). Cùng đi có một số sở, ngành và địa phương tham gia.

Đến thời điểm này, ban dự án đã hoàn thành lắp đặt các thiết bị, hệ thống tưới tiêu ở cả hai khu sản xuất. Về tiến độ gieo trồng, đã và đang tiến hành gieo trỉa 12 loại cây rau tại 2 khu quy hoạch dự án, trong đó, 9 loại giống ở khu sản xuất 2 ha đang sinh trưởng và phát triển tốt; ở giai đoạn phát triển lá, một số loại cây như cải thảo, cải bắp phát triển tốt; đã thực hiện phòng trừ sâu bệnh; cà chua được chuyển trồng ra khu sản xuất ngày 03/12/2013, số lá/cây đạt trung bình 5 - 7 lá, 70% cây đã bắt đầu phân cành; còn các loại đậu tứ quý và các loại cải hoàn thành gieo trỉa trước 18/12.

Vùng đất hoang hóa Thạch Văn thích ứng với trồng rau, củ theo công nghệ sinh học
Vùng đất hoang hóa Thạch Văn thích ứng với trồng rau, củ theo công nghệ sinh học

Ở khu nhà lưới và 6 ha, dự án sản xuất 3 loại cây: củ cải trắng, cà rốt và măng tây, hiện đang sinh trưởng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao. Hiện nay, Mitraco đang hoàn thiện kế hoạch trồng cây chắn gió, cát cho toàn khu dự án và dự kiến sẽ thực hiện sản xuất 30 tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho chuyển trồng cây măng tây vụ xuân 2014.

Trực tiếp kiểm tra toàn dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực của BCĐ dự án, tổ chuyên gia nhằm thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. Đặc biệt là sự tiên phong, đi đầu tiếp cận ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp trên vùng đất cát hoang hóa của Tổng Công ty KS&TM; đồng thời khẳng định, vùng đất cát hoang hóa Thạch Văn hoàn toàn thích ứng để sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc nhân rộng mô hình này là tất yếu và phù hợp với quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Trước mắt là thực hiện tại 12 xã của 3 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Lộc Hà có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng gần giống với Thạch Văn.

Theo đó, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực kinh tế mới mẻ này, tạo sự liên kết chuỗi trong sản xuất, kinh doanh; giao Sở NN&PTNT, huyện Thạch Hà tổ chức tổng kết mô hình, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nhân rộng về sau, Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ những cá nhân, tổ chức đi đầu thực hiện mô hình này.

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.