Làng rau an toàn lớn nhất Đức Thọ tất bật vào vụ tết

(Baohatinh.vn) - Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.

Thị trấn Đức Thọ có nhiều vùng trồng rau, hằng năm cung cấp khối lượng lớn rau củ quả tươi cho thị trường tết Nguyên đán ở Hà Tĩnh. Tại vùng bãi thượng ngoài đê ven sông La, có 60 hộ gia đình tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Mai Hồ. Những luống rau đang được chăm sóc tỉ mỉ để kịp thu hoạch vào những ngày cận Tết.

Để có một mùa rau Tết chất lượng, từ khi xuống giống, bà con nông dân nơi đây phải theo dõi chặt chẽ sự phát triển của cây. Thời điểm này, việc chăm sóc rau càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chỉ một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng rau vào dịp Tết.

bqbht_br_1.jpg
Ông Lê Văn Quân chăm sóc vựa rau Tết của gia đình.

Ông Lê Văn Quân (TDP 1, thị trấn Đức Thọ) chia sẻ: “Gia đình tôi sản xuất 3 sào rau phục vụ thị trường Tết. Vựa rau của gia đình tôi xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch. Để rau Tết đạt chất lượng tốt, chúng tôi phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn giống và chăm sóc từ sớm. Bắp cải, su hào, súp lơ ... là những loại rau cần lượng nước vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Mỗi loại rau đều có yêu cầu riêng về đất đai và chăm sóc, nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt, mỗi sào rau cho thu nhập 20 triệu đồng/vụ".

bqbht_br_5.jpg
Ngoài các loại rau phục vụ Tết, nông dân thị trấn Đức Thọ còn sản xuất các loại rau ngắn ngày bán từ nay cho đến Tết.

Vào thời điểm này, những người trồng rau không chỉ phải chăm sóc cây mà còn phải đối mặt với những thử thách từ thời tiết. Mưa nắng thất thường có thể gây ra sâu bệnh, hoặc khiến cây trồng không phát triển đúng thời vụ. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh cũng là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc rau.

bqbht_br_4.jpg
Người trồng rau Đức Thọ thu hoạch rau xà lách.

Ngoài việc phòng trừ sâu bệnh, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều mà bà con nơi đây luôn chú trọng. Họ chọn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, thân thiện với môi trường để đảm bảo rau không chỉ ngon mà còn an toàn cho người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Lan, người đã có hơn 30 năm trồng rau ở khu vực này cho hay: “Trước đây gia đình tôi trồng các loại cây dài ngày như lạc, ngô, đậu vào vụ xuân, hè, đông, nhưng những năm gần đây, nhận thấy trồng rau đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn nên chuyển sang trồng rau. Đặc biệt vào dịp Tết, rau xanh các loại bán được giá cao. Để có thu hoạch từ nay đến Tết, gia đình tôi trồng xen canh các loại rau ngắn ngày và rau gia vị như: mùi, cải, thì là... Hiện mỗi ngày gia đình tôi thu từ 200 - 300 ngàn đồng nhờ bán các loại rau. Còn các loại rau củ, quả như: su hào, súp lơ, cà rốt, bắp cải thì giáp Tết mới thu hoạch. Để đảm bảo cho nguồn rau sạch, chúng tôi chỉ bón phân chuồng, tưới nước sạch từ sông La ”.

Với sự chăm chỉ, tỉ mỉ và tình yêu với nghề, người dân nơi đây đang nỗ lực từng ngày để tạo ra những sản phẩm rau sạch, thơm ngon phục vụ thị trường Tết.

Bà Trần Thị Thảo - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đức Thọ cho biết: “Vùng Bãi Thượng này có diện tích khoảng 3 ha chuyên trồng các loại rau màu, mùa nào rau ấy không bao giờ bỏ hoang. Để tạo thuận lợi cho bà con đi lại sản xuất, 2 năm gần đây, địa phương đã đầu tư hệ thống đường, mương tiêu úng. Hội Nông dân thị trấn cũng đã thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn để hướng đến chất lượng. Rau không sử dụng thuốc hóa học là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bình quân mỗi sào người dân thu từ 18 - 20 triệu đồng/vụ".

Cũng theo bà Trần Thị Thảo thì rau xanh của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Mai Hồ không chỉ tiêu thụ trên địa bàn huyện Đức Thọ mà còn được các thương lái từ các huyện lân cận như Hương Sơn, thị xã Hồng Lĩnh, Nam Đàn (Nghệ An) thu mua và tiêu thụ.

bqbht_br_3.jpg
Người dân nơi đây đã xây dựng được thương hiệu rau sạch, an toàn, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.