Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.

Gia đình bà Phạm Thị Thu ở thôn Hồng Sơn, xã Phú Lộc (Can Lộc) chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm lớn với đàn bò 10 con, 20 con lợn và gần 1.000 con gà. Với dự báo đợt rét đậm này còn tiếp tục duy trì trong nhiều ngày tới, bà Thu đã chủ động che chắn chuồng trại, chuẩn bị thức ăn và các biện pháp phòng bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi.

bqbht_br_img-4896.jpg
Bà Phạm Thị Thu (xã Phú Lộc, Can Lộc) chú trọng chăm sóc đàn bò khi thời tiết chuyển rét đậm.

Bà Thu chia sẻ: “Đàn bò chủ yếu được tôi chăn thả ở trên đồi. Tuy nhiên, mấy ngày nay thời tiết rét đậm nên tôi đã chủ động lùa về chuồng để tiện chăm sóc và tránh ảnh hưởng cực đoan của thời tiết. Xung quanh chuồng trại, tôi cũng che chắn bằng bạt và lưới; với đàn gà thì thắp đèn điện nhằm đảm bảo giữ ấm. Tôi cũng chủ động bổ sung nước ấm, khoáng chất, thường xuyên dọn dẹp chuồng trại để đảm bảo sức khỏe, hạn chế dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi”.

Được biết, để đảm bảo đàn vật nuôi phát triển và sinh trưởng tốt trong thời điểm này, Phòng NN&PTNT, Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc đã phân công cán bộ chuyên môn đến từng xã đôn đốc, hướng dẫn các hộ áp dụng biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm như: củng cố chuồng trại chăn nuôi bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và phòng, chống đói, rét; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư để sưởi ấm khi rét đậm, rét hại xảy ra.

bqbht_br_z6135562889883-97cf67d16552e892b8870b7128ba457e.jpg
Người chăn nuôi thắp bóng đèn 24/24h để sưởi ấm cho đàn gà.

Tại huyện miền núi Hương Khê, đàn vật nuôi đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong những ngày qua, nhiệt độ tại đây liên tục duy trì ở mức thấp, dao động phổ biến từ 12 - 13 độ C vào đêm và sáng sớm. Vì thế, việc phòng chống đói, rét, chăm sóc cho hơn 34.000 con trâu, bò, trên 51.000 con lợn, hơn 1,3 triệu con gia cầm được người dân và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

bqbht_br_z6011019022406-dec1c568fe92b2db3f87a0b177ebba49.jpg
HTX Thông Hà (xã Hương Vĩnh, Hương Khê) thu mua thêm rơm rạ, ngô sinh khối để chế biến thức ăn ủ chua cho chăn nuôi mùa đông.

Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi, chị Trần Thị Hường (thôn 7, xã Phúc Đồng) đã chủ động áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói, rét cho đàn bò của gia đình.

Chị Hường cho biết: “Gia đình tôi đang nuôi 7 con bò, đây là giờ là thời điểm vỗ béo quan trọng để chuẩn bị xuất bán dịp cuối năm. Gia đình trồng trên 0,5 ha cỏ voi, thực hiện ủ chua thức ăn, tích trữ rơm khô; chủ động che chắn chuồng trại, lót rơm xuống nền chuồng. Trong những ngày giá rét, đàn bò được bổ sung thêm thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô trộn với thân cây chuối và muối, thức ăn ủ chua để tăng sức đề kháng”.

bqbht_br_u-thuc-an.jpg
Nông dân huyện Hương Khê ủ chua thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp cho đàn gia súc.

Theo ông Nguyễn Trí Đồng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, huyện đã có văn bản hướng dẫn tăng cường các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt, hiện nay, hầu hết hộ chăn nuôi có ý thức đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố cho gia súc, gia cầm trong mùa rét.

Bên cạnh đảm bảo đủ ấm, người dân cũng cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn tinh (ngô, cám, gạo, sắn...), thức ăn thô xanh (ngô, cỏ, rơm rạ…); chế biến thức ăn thô xanh (ủ urê, ủ chua). Đồng thời bổ sung thêm muối, khoáng, vitamin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trong những ngày giá rét".

bqbht_br_anh-trau-bo.jpg
Trâu, bò được đưa về nuôi nhốt trong chuồng để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

Những ngày này, bà con nông dân huyện miền núi Hương Sơn cũng đã chủ động sớm các biện pháp phòng, chống rét nhằm nâng cao khả năng chống chịu các loại dịch bệnh cho đàn trâu, bò. Chị Trần Thị Mân (thôn Hà Sơn, xã Quang Diệm) cho biết: “Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sâu dễ khiến đàn trâu bò phát sinh nhiều căn bệnh như: viêm phổi, tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Thế nên, khi nhiệt độ xuống thấp, gia đình đã không thả đàn vật nuôi ra ngoài như trước mà nhốt trong chuồng được che kín và cho ăn các thức ăn được bổ sung thêm chất dinh dưỡng”.

Ngoài ra, những năm trở lại đây, tận dụng diện tích vườn đồi trồng cỏ, ngô sinh khối, các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hương Sơn cũng đã khuyến khích người dân áp dụng mô hình ủ chua làm thức ăn phục vụ chăn nuôi. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc chủ động nguồn thức ăn trong mùa đông tại địa phương này.

bqbht_br_z6135471815266-bc0860cb183fc4824c6ca8dc5c6cf6a5.jpg
Ngành chuyên môn các địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho vật nuôi như trâu, bò, dê,...

Ông Trần Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết : "Toàn tỉnh hiện có tổng đàn trâu, bò ước đạt hơn 230.000 con, đàn lợn trên 405.000 con và 10 triệu con gia cầm. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn cho vật nuôi, ngành chuyên môn đã có văn bản về việc tăng cường phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi. Theo đó, hướng dẫn cụ thể các giải pháp phòng, chống rét đối với từng đối tượng con nuôi, cách che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn,... Đặc biệt, khuyến cáo các phương án phòng, chống rét cho những vật nuôi thường hay chăn thả như trâu, bò...

Đặc biệt, người chăn nuôi cần chủ động dự trữ thức ăn tinh (ngô, cám gạo, sắn...), thức ăn thô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho vật nuôi; áp dụng kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh từ phụ phẩm nông nghiệp: rơm khô đánh đống hoặc ủ urê, ủ chua thân cây ngô, cỏ trồng, cỏ tự nhiên; đồng thời bổ sung thêm thức ăn tinh, muối, khoáng, vitamin… để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong ngày giá rét".

Cũng theo ông Hùng, để ứng phó với thời tiết giá rét còn kéo dài, bà con cũng cần quan tâm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại; thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khoẻ đàn vật nuôi, khi phát hiện vật nuôi bị bệnh phải có biện pháp can thiệp kịp thời; tổ chức tiêm phòng vắc xin theo kế hoạch, chu kỳ nuôi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.