Đức Thọ chủ động ứng phó, nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai

(Baohatinh.vn) - Đức Thọ (Hà Tĩnh) là địa bàn thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp thích ứng.

Các địa phương ở huyện Đức Thọ đã và đang chủ động triển khai các giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm thích ứng an toàn với mưa lũ, đảm bảo tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

2.jpg
Ngôi nhà cũ của gia đình chị Huyền nằm sát chân núi, chỉ cần vài trận mưa lớn là xảy ra sạt lở.

Chị Cù Thị Huyền (thôn Hà Cát, xã Đức Lạng) cho biết: "Trước đây ngôi nhà của tôi nằm sát chân núi, chỉ cần vài trận mưa lớn là xảy ra sạt lở. Mặc dù nhà ở đã được xây dựng kiên cố nhưng gia đình tôi thường xuyên phải sống trong nơm nớp, lo âu mỗi khi mùa mưa bão đến. Vì vậy, cuối năm 2023, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, gia đình tôi đã di dời đến nơi ở mới an toàn hơn".

1.jpg
Thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng có hàng chục hộ gia đình sống ven sông Ngàn Sâu có nguy cơ bị sạt lở

Xã Đức Lạng có các thôn Hà Cát và Vĩnh Yên với trên 40 hộ dân, 132 nhân khẩu ở sát chân núi, và dọc sông Ngàn sâu, nguy cơ sạt lở là rất cao, nhất là vào mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng, cho hay: Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, với phương châm phòng là chính, nhờ đó đã giảm thiểu tối đa thiệt hại và nỗi lo bão lũ trong Nhân dân.

3.jpg
Hầu hết các hộ gia đình ở xã Tùng Châu đều xây dựng nhà chạn để kê gác tài sản khi mùa mưa lũ đến.

Tùng Châu là một trong những xã ngoài đê La Giang, hằng năm vào mùa mưa lũ thường bị ngập lụt sâu. Không chỉ hệ thống đường giao thông bị chia cắt mà hàng trăm hộ dân còn bị cô lập nhiều ngày. Để ứng phó với thiên tai, xã Tùng Châu triển khai nhiều giải pháp phòng chống và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Tại vùng rốn lũ này, gần như 100% nhà dân đã được kiên cố hóa, gắn với nhà chạn chống lũ, nhà văn hóa cộng đồng tránh trú bão được xây dựng. Ông Đào Lệ (thôn Tân An) cho biết: "Những năm gần đây gia đình tôi rất yên tâm khi mùa mưa bão đến, vì có nhà chạn làm nơi tránh trú cho trâu bò, đồng thời kê gác tài sản, lương thực thực phẩm".

Mùa mưa lũ năm nay, gia đình ông Nguyễn Viết Hoài (thôn Văn Khang) đã vơi bớt nỗi lo khi có ngôi nhà mới kiên cố. Ông Hoài chia sẻ: "Những năm trước, mỗi lần mưa lũ là gia đình tôi lại vất vả chạy lũ. Năm nay, từ 60 triệu đồng kêu gọi của Huyện đoàn Đức Thọ và vay mượn thêm của người thân, gia đình tôi ngôi nhà mới cao ráo, có gác xép để kê gác tài sản khi mưa lũ về".

10.jpg
Ngôi nhà mới của gia đình ông Nguyễn Viết Hoài được xây dựng kiên cố.

Tùng Châu là một trong những xã chịu nhiều tác động của thiên tai, bão lũ. Do ở vùng ngoài đê nên bị ngập lụt sâu, thiệt hại về tài sản, vật nuôi và hoa màu của người dân. Các giải pháp thích ứng với mưa bão, nhất là công tác “4 tại chỗ” được xem là phương án tối ưu để chủ động xử lý các tình huống, và kịp thời khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra.

Ông Đậu Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Châu cho biết: Hiện nay, hầu hết hơn 1.300 hộ dân ở Tùng Châu đã có nhà chạn làm nơi tránh trú cho người và vật nuôi trong mùa mưa lũ. Hệ thống đường giao thông được bê tông hóa, kênh mương thủy lợi, kè, được xây dựng kiên cố... Chúng tôi đã chuyển từ ứng phó sang chủ động thích ứng với mưa lũ.

8.jpg
Rọ đá được Hạt quản lý đê La Giang chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xẩy ra đối với đê La Giang

Toàn huyện Đức Thọ hiện có 51 công trình thủy lợi, trong đó có 32 hồ đập, cống điều tiết nước, 3 tuyến đê trọng điểm: đê La Giang, đê Rú Trí và đê Trường Sơn. Các công trình đang đáp ứng công năng tiêu úng, ngăn lũ. Đặc biệt, 3 tuyến đê trọng điểm trên luôn được tỉnh, huyện và các địa phương quan tâm nâng cấp, phục vụ tốt nhiệm vụ điều tiết nước tưới trong sản xuất, cũng như tiêu úng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đình Thức, Hạt phó Hạt quản lý đê La Giang huyện Đức Thọ cho biết: "Đê La Giang có tổng chiều dài 19,2 km (15,7 km đi qua địa phận huyện Đức Thọ và đã bê tông hoá 12,31 km) Công tác hộ đê La Giang mùa mưa lũ luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Chúng tôi đã đánh giá thực trạng theo phân cấp quản lý và xây dựng phương án bảo vệ".

7.jpg
Các loại vật tư như: đá hộc, đá dăm, cát, bao tải, rọ thép, vải lọc, bạt chắn sóng, phên tre, tre... để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố.

Để chủ động các phương án PCBL, huyện Đức Thọ cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn đảm bảo các phương án “4 tại chỗ” trong mùa mưa bão, nhất là chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai một cách chủ động. Tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn.

Đối với các xã ngoài đê, huyện cũng đã tiến hành cắm biển cảnh báo, đối với những tuyến đường ngập úng, hạn chế việc qua lại của người dân. Với các xã vùng núi có nguy cơ xẩy ra sạt lở, địa phương đã xây dựng kịch bản cho từng vùng, và kế hoạch tổ chức di dời dân trong các trường hợp khẩn cấp…

Đọc thêm

 “Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.
Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng “tấm thẻ bài” OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng cửa biển.
Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Luôn đặt đời sống của hội viên lên hàng đầu, chị Nguyễn Thị Hồng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nhân Phong, xã Gia Hanh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giúp nhiều chị em thoát nghèo.
OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

Được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm cu đơ Thành Đạt (xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho cơ sở.