Gần 4 ngàn tàu thuyền ở Hà Tĩnh có "lệnh bài" khai thác thủy sản

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 3.949 chiếc tàu, thuyền đã đăng ký hoạt động; công tác đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản được các chủ tàu thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

Gần 4 ngàn tàu thuyền ở Hà Tĩnh có “lệnh bài” khai thác thủy sản

Công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản được các chủ tàu ở Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, đúng quy định.

Trong đó có 374 tàu cá đánh bắt xa bờ có công suất trên 90CV, 810 tàu cá có công suất trên 20 CV; số còn lại là các loại tàu, thuyền nhỏ có công suất dưới 20 CV hoạt động vùng biển ven bờ (chiếm hơn 70%). Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 26 tàu cá đã lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh (GPS).

Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, hiện vẫn còn nhiều tàu thuyền chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm. Thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tổ chức đăng ký, đăng kiểm cho các chủ tàu, thuyền.

Gần 4 ngàn tàu thuyền ở Hà Tĩnh có “lệnh bài” khai thác thủy sản

Bên cạnh giá tạo ra giá trị kinh tế lớn, ngành thủy sản còn góp phần giữ vững an ninh, trật tự, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

Năm 2018, sản lượng khai thác thủy sản của Hà Tĩnh đạt 33.323 tấn, trị giá 1.295 tỷ đồng; trong đó, khai thác biển đạt 28.912 tấn, khai thác nội địa 4.411 tấn.

Ngành thủy sản đã tạo sinh kế ổn định cho trên 40.000 người dân vùng ven biển, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.