Cô giáo “trường nghề” tâm huyết, tiên phong đổi mới phương pháp dạy học

(Baohatinh.vn) - Trở thành 1 trong 3 giáo viên của Hà Tĩnh được tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu toàn quốc năm 2023 là niềm vinh dự lớn đối với cô Nguyễn Thị Nga (Trung tâm GDNN-GDTX Thạch Hà). Đây cũng là động lực để cô giáo trẻ thêm nỗ lực trên con đường đã chọn.

11 năm gắn bó với nghề, với học sinh ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), cô Nguyễn Thị Nga (SN 1990) ngày càng nhận thấy sự lựa chọn của mình là rất đúng đắn và phù hợp.

Cô giáo “trường nghề” tâm huyết, tiên phong đổi mới phương pháp dạy học

Cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thạch Hà.

Nữ sinh Nguyễn Thị Nga đến với ngành sư phạm một cách tình cờ, bởi ngày đó hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, bố mất sớm. Nga chọn chuyên ngành Sư phạm Vật lý - Trường Đại học Hà Tĩnh để được gần nhà, vừa động viên mẹ, vừa tiết kiệm chi phí. Tốt nghiệp đại học loại giỏi (năm 2012), Nga nhận công tác tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thạch Hà. Tại đây, do đầu vào của học sinh thấp nên để tạo sự cuốn hút, hấp dẫn trong từng bài học, giáo viên buộc phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo.

Cô giáo “trường nghề” tâm huyết, tiên phong đổi mới phương pháp dạy học

Sự quan tâm của cô là động lực cho mỗi học sinh trong học tập.

Năm 2020, trong một lần tìm tòi trên các trang mạng, cô giáo trẻ đã tình cờ bắt gặp phương pháp giáo dục STEM. Đây là một trong những phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế đổi mới khi gắn lý thuyết với thực hành, đem bài học vào cuộc sống, phát huy năng lực của học sinh. Càng đọc, cô càng bị cuốn hút và hấp dẫn.

Để thực hiện quyết tâm ứng dụng phương pháp STEM vào dạy học, cô đã đăng ký khóa học này, đồng thời học hỏi thêm từ những anh chị đồng nghiệp đi trước và các kênh thông tin. Cùng với việc sử dụng thêm những kỹ thuật dạy học mới, năm 2020, phương pháp STEM đã được cô Nga áp dụng vào những giờ Vật lý. Cô Nga cũng trở thành 1 trong những giáo viên đầu tiên trong hệ thống GDNN-GDTX ứng dụng phương pháp dạy học mới này.

Cô giáo “trường nghề” tâm huyết, tiên phong đổi mới phương pháp dạy học

Hoạt động STEM đã phát huy tính sáng tạo, năng lực của học sinh trong mỗi giờ học.

Với việc khai thác điểm mạnh của học sinh, đưa những kiến thức trong sách giáo khoa vào thực tiễn, những giờ trải nghiệm sáng tạo đã thực sự cuốn hút học sinh đến với bài giảng, Cũng từ đó, nhiều sản phẩm nghiên cứu được hoàn thành như: máy bắn đá, tên lửa nước chinh phục tầm xa năm học 2021 - 2022; loa mini từ vật liệu tái chế, máy đánh trứng, điện thoại thông minh năm học 2022 - 2023; đặc biệt là sản phẩm xà phòng Ngọc An được sản xuất từ thiên nhiên đạt giải 3 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo cấp tỉnh năm 2022. Những sản phẩm đó đã thực sự tạo niềm hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp.

Em Nguyễn Minh Thành - lớp 12A, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Thạch Hà cho biết: “Việc phát huy năng lực, sở trường của học sinh trong mỗi giờ học, đặc biệt là những sản phẩm mang tính sáng tạo, nghiên cứu đã giúp chúng em tìm thấy điểm mạnh của mình để từ đó phát huy. Chúng em cũng thấy cảm thấy tự tin, tập trung cao hơn trong mỗi giờ học”.

Cô giáo “trường nghề” tâm huyết, tiên phong đổi mới phương pháp dạy học

Cô Nguyễn Thị Nga nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT tại lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023.

Hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của cô giáo trẻ đã không chỉ tạo được chuyển biến trong học tập của học sinh, lan tỏa phong trào đổi mới trong giáo viên mà còn giúp cô giành giải nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên THPT cấp tỉnh năm học 2022 - 2023.

11 năm gắn bó với nghề, với học sinh ở trung tâm, cô Nga đã nhận đươc nhiều giấy khen, giải thưởng trong chuyên môn, trong nghiên cứu ý tưởng khởi nghiệp, công tác đoàn. Điều khiến cô vui nhất đó là sự quan tâm của học sinh với bài học, là niềm tin yêu của các em. Và đối với cô, cuộc gặp gỡ giữa bạn bè, đồng nghiệp tại lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu toàn quốc năm 2023 là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời nhà giáo. Đó là cơ hội để cô được giao lưu, học hỏi, để có thêm động lực phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Cô Nguyễn Thị Nga là giáo viên trẻ nhiệt huyết, luôn chịu khó tìm tòi học hỏi, là nhân tố đi đầu, góp phần lan tỏa phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy của trung tâm. Cô cũng là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết, là quản trị website và quản lý hệ thống phần mềm dạy học, học liệu điện tử công nghệ thông tin của trường. Ngoài năng lực chuyên môn, cô còn là người nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp, quan tâm chăm lo, gần gũi học sinh nên được các em học sinh và phụ huynh tin yêu, kính trọng.

Thầy Lê Anh Đức
Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Thạch Hà

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.