Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Với sự đầu tư bài bản cùng những bí quyết riêng có trong quá trình sản xuất, cơ sở chế biến Hương Quê (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã chế biến sứa biển thành món ngon “khó cưỡng”.

Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Sau khi ngâm muối, sứa được rửa sạch để không còn vị mặn.

Sứa là loài nhuyễn thể thường xuất hiện tại vùng biển từ khoảng tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm với giá thành rất rẻ, khoảng 1 triệu đồng/tấn. Vùng biển Xuân Liên xa mạch nước ngọt nên con sứa to và già - yếu tố tiên quyết cho việc chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao.

Mặc dù có thâm niên hơn 20 năm làm nghề với bí quyết chế biến sứa ăn liền có hương vị thơm ngon nhưng sản phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt (thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên) vẫn chưa được gắn thương hiệu để “vươn ra biển lớn”.

Bởi vậy, sau nhiều trăn trở, ông Hoạt đã quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng lắp đặt nhà xưởng, xây 40 bể muối sứa bằng xi măng, lát gạch men (kích thước dài 3m, rộng 2m, cao 0,8m); mua máy cắt, máy quay, máy đóng gói sứa thành phẩm...

Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Cân đong và đóng gói sản phẩm sứa ăn liền.

Sau khi hoàn thành lắp đặt trang thiết bị, đầu năm 2021, cơ sở sản xuất Hương Quê của gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt bắt tay nâng tầm thương hiệu.

Để sản phẩm đạt chất lượng tốt, theo ông Hoạt, nguyên liệu phải thật tươi, không dính cát, bởi quá trình chế biến không thể loại bỏ cát ra khỏi sản phẩm.

Sứa sau khi được làm sạch và loại bỏ hết nội tạng được đưa vào máy cắt, cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó, dùng máy làm sạch nhớt trong 9 tiếng đồng hồ. Sau khi loại bỏ các loại tạp chất, sứa được cho vào bể muối theo tỷ lệ 1 tấn sứa, 1 tạ muối và 1kg phèn chua trong thời gian 10 ngày.

Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Sứa ăn liền được đóng gói trong túi ni lông hoặc hộp nhựa, trọng lượng 0,5kg.

Theo ông Hoạt, muối trắng có tác dụng làm chín sứa và bảo quản được lâu còn phèn chua làm sứa bóng, bắt mắt hơn. Sau 10 ngày muối, sứa được vớt ra khỏi bể và ngâm nước lạnh trong khoảng 5 tiếng để hãm vị mặn và tẩm ướp các loại gia vị như: tỏi, ớt, gừng... và đóng gói thành phẩm.

Sản phẩm sứa ăn liền của cơ sở Hương Quê sạch váng, có mùi vị tự nhiên của sứa, giòn dai không nhũn nát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, trong quá trình chế biến các sản phẩm này, cơ sở sản xuất không bỏ chất phụ gia để đảm bảo hương vị tự nhiên. Do vậy, thời gian sử dụng cũng không quá dài mà chỉ trong vòng 45 ngày.

Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Sứa sau khi đóng gói được đưa vào bảo quản trong tủ đá.

Sứa biển ăn liền có thể ăn cùng bún, phở, bánh đa cua hoặc làm nộm. Sản phẩm được tiêu thụ tại Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Bắc. Hiện nay, chủ cơ sở đang hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

Hằng năm, cơ sở sản xuất Hương Quê thu mua từ 500 - 700 tấn sứa tươi, sản xuất được 50 - 70 tấn sứa ăn liền với giá bán ra dao động từ 1 - 1,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, cơ sở này thu về từ 200 - 300 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí OCOP 3 sao năm 2020.

Tích cực sản xuất, hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng sản phẩm OCOP, sau 3 tháng (ngày 17/12/2020), sản phẩm sứa ăn liền được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Theo ông Lê Thanh Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, do có hương vị đặc trưng nên sản phẩm sứa ăn liền của cơ sở Hương Quê rất được ưa chuộng. Đặc biệt, cơ sở này còn tạo việc làm cho 18 lao động là con em ở địa phương với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/ người/tháng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.