Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương và cơ quan liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ cấp bách để ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 2/6/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Hà Tĩnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt.

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế, 2023 là một trong những năm nóng kỷ lục. Với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tại các hồ chứa nhỏ, sông suối, kênh rạch, ao hồ, đồng thời khả năng cao ảnh hưởng của hiện tượng El Nino vào nửa cuối năm 2023, nguy cơ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng trong thời gian tới. Thực hiện Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 3222/BNN-TL ngày 19/5/2023 của Bộ NN&PTNT về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các công ty khai thác công trình thủy lợi, thủy điện và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để, chống tổn thất, lãng phí nguồn nước.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Người dân Can Lộc đẩy nhanh tiến độ làm đất sản xuất vụ hè thu.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức thủy lợi cơ sở kiểm kê, đánh giá nguồn nước tại các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, đập dâng, trạm bơm lấy nước trên các sông, suối; tính toán cân bằng nước để có phương án chống hạn phục vụ sản xuất, dân sinh vụ hè thu năm 2023 phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn, không bố trí sản xuất lúa trên các vùng đất không chủ động được về nguồn nước; tính toán điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, trước hết ưu tiên nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi gia súc và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu khác.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức ra quân nạo vét, kiên cố hóa kênh mương, tu bổ, sửa chữa các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng..., khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm giữ nước, lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng.

Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của Nhân dân, nhất là đối với vùng núi, vùng ven biển thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt khi hạn hán xảy ra.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.

Thường xuyên phối hợp với các công ty TNHH MTV thủy lợi để thực hiện các giải pháp chống hạn, điều tiết nước hợp lý. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giao nhiệm vụ cụ thể cho chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và phân công cán bộ các phòng, ban trực tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chống hạn khi hạn hán xảy ra.

Giám đốc các công ty TNHH MTV thủy lợi tổ chức kiểm kê, đánh giá và cân đối nguồn nước hiện có của từng công trình thủy lợi được giao quản lý, đặc biệt là các công trình hồ chứa có mực nước xuống thấp, các công trình đập dâng, trạm bơm lấy nước trên các sông, suối để xây dựng kế hoạch tưới và phương án chống hạn phục vụ sản xuất, dân sinh vụ hè thu năm 2023 cho từng công trình, từng vùng cụ thể; phối hợp với các địa phương thực hiện các biện pháp cấp bách chống hạn cho các diện tích có nguy cơ bị hạn để điều tiết, phân phối hợp lý, tiết kiệm, không để hiện tượng thất thoát lãng phí nước; tăng cường công tác quản lý vận hành nhằm giảm tổn thất nguồn nước. Trong trường hợp hạn hán xảy ra phải ưu tiên tối đa nguồn nước cho các công trình cấp nước sinh hoạt.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác quản lý vận hành nhằm giảm tổn thất nguồn nước, đảm bảo phục vụ sản xuất.

Tổ chức vận hành đóng mở các cửa cống ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý, theo dõi, quan trắc, kiểm soát độ mặn để tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất, dân sinh. Phối hợp với Điện lực tỉnh có phương án đảm bảo nguồn điện phục vụ các trạm bơm tưới và đặc biệt là các trạm bơm có nguồn nước ảnh hưởng của thủy triều.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h tại cơ quan và các cụm, trạm để kịp thời xử lý các kiến nghị của địa phương trong quá trình vận hành cấp nước phục vụ chống hạn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước để điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

Chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã; các công ty TNHH MTV thủy lợi triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, chủ động thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tổ chức vận hành các nhà máy nước khu vực nông thôn có kế hoạch lấy nước, cấp nước phù hợp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.

Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2023; hướng dẫn các địa phương về mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian mở nước của các công trình thủy lợi theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước.

Phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, trên cơ sở đó hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động tham mưu UBND tỉnh báo cáo các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ nguồn lực để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo.

Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức quản lý, triển khai phương án vận hành lưới điện phân phối đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn (đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên trên địa bàn theo Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 29/3/2023 của UBND tỉnh; ưu tiên cung cấp điện cho các nhà máy nước, trạm bơm tưới tiêu,...); đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường tiết kiệm điện theo nội dung Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngay 17/9/2020 và Văn bản so 2520/UbnD-KT2 ngày 22/5/2023 của UBND tỉnh; chỉ đạo các nhà máy thủy điện vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trong đó lưu ý đến việc vận hành hồ chứa phù hợp với tình hình hạn hán đảm bảo yêu cầu sử dụng nước tối thiểu trong mùa kiệt theo quy định).

Sở Y tế chủ động hướng dẫn người dân các kỹ năng để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở hướng dẫn Nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành các nhà máy nước đô thị và khu công nghiệp chủ động rà soát, có phương án vận hành, điều tiết hệ thống cấp nước phù hợp với điều kiện của nguồn nước thô nhằm cấp nước an toàn cho người dân và khách hàng; rà soát triển khai các giải pháp đảm bảo chống thất thu, thất thoát nguồn nước; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để các địa phương, đơn vị tổ chức chống hạn có hiệu quả.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để các địa phương, đơn vị tổ chức chống hạn có hiệu quả.

Sở Thông tin và Truyền thông thông hướng dẫn các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đến các cấp, ngành, các tổ chức, đơn vị và người dân về sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Các sở, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai công tác phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.

Sở NN&PTNT kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung công điện này, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30 hằng tháng.

Yêu cầu giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các công ty khai thác công trình thủy lợi, thủy điện và các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.