Hà Tĩnh "giữ ấm, chống đói" cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

(Baohatinh.vn) - Trước thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại những ngày qua, chính quyền địa phương cùng người chăn nuôi ở Hà Tĩnh tăng cường phòng chống rét cho gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn đàn vật nuôi.

Những ngày qua, Hà Tĩnh đón đợt không khí lạnh với nền nhiệt độ xuống thấp, có nơi dưới 11- 13 độ C, khiến đàn vật nuôi phải tiêu tốn năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc các dịch bệnh truyền nhiễm và chết rét cao. Đặc biệt là các huyện miền núi như Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn và các xã vùng trà sơn huyện Can Lộc... Vì vậy, các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt với mục tiêu không để xẩy ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết đói, chết rét, tránh thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

Khi nhiệt độ xuống dưới 13 độ C, người chăn nuôi không nên thả rông gia súc ra ngoài.

Trang trại của gia đình chị Phan Thị Hoa ở thôn 8, xã Hương Trạch (Hương Khê) nuôi 10 con trâu bò, thường thả rông trên đồi kiếm ăn. Nhưng đợt này rét đậm, buộc chị phải lùa về nuôi nhốt trong chuồng. Để bảo đảm sức khỏe cho đàn vật nuôi trước thời tiết khắc nghiệt, chị phải mua bạt về che chắn xung quanh chuồng trại. Ban đêm, chị còn đốt lửa sưởi ấm cho đàn gia súc và cho ăn thức ăn khô đã được dự trữ từ trước...

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

Nông dân nuôi nhốt gia súc trong chuồng và "mặc áo" chống rét khi nhiệt độ xuống thấp.

Chủ tịch UBND xã Hương Trạch (Hương Khê) Trần Quốc Khánh cho biết: Trâu bò là tài sản có giá trị của bà con nông dân. Bởi vậy, dù trong ngày nghỉ nhưng xã vẫn tổ chức họp các thôn để chỉ đạo công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Ngay sau đó, công tác tuyền truyền, hướng dẫn các biện pháp chống đói, giữ ấm cho gia súc được đẩy mạnh để người dân thực hiện.

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

Xây nhà chống rét cho đàn gia súc ở Vũ Quang là biện pháp hữu hiệu nhất.

Ở Vũ Quang, công tác phòng chống rét cho gia súc, đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi trước thời tiết khắc nghiệt cũng rất được người chăn nuôi coi trọng. Toàn huyện hiện có 70% hộ chăn nuôi xây nhà cho trâu bò ở nên việc "giữ ấm" không đáng lo ngại. Bên cạnh đó, năm nào huyện cũng chỉ đạo các địa phương nhắc nhở người chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông nên thời điểm này, việc "chống đói" cơ bản được giải quyết.

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

Người dân luôn chủ động dự trữ thức ăn không để gia súc bị đói vào mùa đông.

Anh Phan Quốc - chủ hộ chăn nuôi ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) cho hay: Vụ đông năm ngoái, anh trồng hơn 3 sào ngô sinh khối để dự trữ nguồn thức ăn cho đàn trâu bò 5 con. Ngoài ra, trong chuồng lúc nào cũng chất đầy rơm khô, sắn củ nên những ngày giá rét vừa qua không phải lo gia súc chết đói.

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

Người dân nấu thức ăn nóng cho gia súc ăn để giữ ấm cơ thể.

Theo ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thời tiết diễn biến phức tạp, trong khi đó, dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc đang xẩy ra tại một số địa phương dẫn đến nguy cơ dịch bệnh rất cao. Vì vậy, Chi cục Chăn nuôi - Thú y cùng với các địa phương luôn cập nhật thông tin về thời tiết, phổ biến các biện pháp kỹ thuật phòng chống đói rét, dịch bệnh kịp thời để người chăn nuôi biết, chủ động thực hiện.

Hà Tĩnh “giữ ấm, chống đói” cho đàn gia súc, gia cầm trong giá rét

... và sử dụng nhiều bóng đèn điện sưởi ấm cho đàn gia cầm khi trời rét.

“Khi nhiệt độ dưới 13 độ C, người chăn nuôi thả rông trâu bò nên đưa về chuồng nuôi nhốt có kiểm soát; phân loại đàn vật nuôi, nên loại thải những con già yếu. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi nên sử dụng hệ thống sưởi bằng bóng điện hoặc bố trí chỗ đốt củi sưởi cho đàn vật nuôi, đồng thời, cho gia súc ăn, uống nóng để cơ thể luôn được giữ ấm. Đặc biệt, chủ động tiêm phòng bổ sung khi gia súc, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch hoặc mới nhập đàn nhằm phòng chống dịch bệnh hiệu quả...” – ông Khánh khuyến cáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.