Hà Tĩnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã trong thời đại số

(Baohatinh.vn) - Liên minh HTX Hà Tĩnh cùng 14 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm, góp phần hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất kinh doanh.

3.jpg
Toàn cảnh diễn đàn.

Sáng 23/8, Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm trong kết nối và tiêu thụ sản phẩm của HTX thời đại công nghệ số”.

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Linh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng - Trưởng BCĐ Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh cùng dự.

IMG_2423.JPG
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và đại biểu tham dự diễn đàn.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 975 HTX, 2.538 tổ hợp tác và 3 liên hiệp HTX với 107.159 thành viên. Hoạt động của HTX đa ngành nghề, trên 6 lĩnh vực chính, gồm: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng - vận tải, môi trường, Quỹ TDND và dịch vụ khác.

Tỷ lệ HTX đạt tốt, khá tăng dần, năm 2019 đạt 12%, đến nay đạt 42%. Vốn điều lệ bình quân 2,3 tỷ đồng/HTX; doanh thu bình quân 1,55 tỷ đồng/HTX; lợi nhuận bình quân 281 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên 4 triệu đồng/người/tháng.

Nhiều HTX, tổ hợp tác đã đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, có nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa HTX, tổ hợp tác và thành viên với nhau, góp phần đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều HTX, tổ hợp tác tham gia sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị, có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP, hiện có 66 sản phẩm của HTX và tổ hợp tác đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao.

Nhằm hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác, trong những năm gần đây, Liên minh HTX tỉnh cũng đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức nhiều hoạt động đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng mạng lưới gắn kết giữa nhà sản xuất với các đơn vị phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến các thành viên HTX, tổ hợp tác ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và quảng bá sản phẩm; đưa HTX, tổ hợp tác tham gia các diễn đàn phát triển kinh tế tập thể, HTX; tham gia chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, nhiều sản phẩm có thế mạnh đặc sản của Hà Tĩnh được quảng bá rộng rãi, từng bước tham gia vào các kênh phân phối hiện đại. Đồng thời, hỗ trợ HTX, tổ hợp tác áp dụng công nghệ chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cổng thông tin sản phẩm kết hợp đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa.

Hiện nay, nhiều HTX đã tham gia bán hàng qua sàn thương mại điện tử như: Sendo, Lazada, Postmart, Hatinhtrade.com.vn, Hatiplaza.vn…

Tham gia diễn đàn, Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, đại diện các sở, ngành trong tỉnh và nhiều HTX, tổ hợp tác đã chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số.

IMG_2437.JPG
Ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX Yên Bái chia sẻ kinh nghiệm của địa phương nhằm phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm của HTX, tổ hợp tác.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Linh đánh giá cao Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động triển khai Chương trình 503 trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các HTX tham gia nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cả truyền thống và hiện đại, tạo điều kiện để các HTX trong tỉnh được giao lưu, liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

4.jpg
Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Linh phát biểu tại diễn đàn.

Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cũng đề nghị Liên minh HTX Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX; chủ động làm tốt công tác hỗ trợ, tư vấn thành lập mới các HTX, công tác phát triển thành viên.

Tổ chức đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại; thường xuyên có các chương trình kết nối thông tin về xúc tiến thương mại trên nền tảng số; hỗ trợ HTX tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh cho HTX.

Tại diễn đàn, Liên minh HTX Hà Tĩnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm với liên minh HTX 14 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, 3 HTX trên địa bàn Hà Tĩnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 5 HTX thuộc các tỉnh, thành phố.

2.jpg
Lãnh đạo liên minh HTX 15 tỉnh, thành phố ký kết biên bản hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
1.jpg
HTX Dịch vụ chế biến thủy hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) ký kết hợp tác với HTX Bảo tồn và phát triển dược liệu xứ Quảng (Đà Nẵng).

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Không tiếp cận được nguồn nước, bao năm nay, người dân Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chỉ sản xuất được một vụ lúa xuân. Thế nhưng, năm nay, nhiều hộ mừng rơi nước mắt khi có thêm vụ hè thu với nhiều triển vọng.
Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Các mô hình sinh kế không chỉ giúp những hộ khó khăn ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) có điều kiện vươn lên trong cuộc sống mà còn giúp các địa phương trên toàn huyện hoàn thiện, củng cố các tiêu chí nông thôn mới.
 “Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.
Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.