Hà Tĩnh nỗ lực bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam đúng quy định

(Baohatinh.vn) - Các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm sớm hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam.

Với 18,27 km của 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi và Hàm Nghi – Vũng Áng đi qua địa bàn và 2 tuyến kết nối, song hành cao tốc Bắc – Nam, diện tích đất mà huyện Thạch Hà cần phải thu hồi, bàn giao cho chủ đầu tư – Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) lên tới hơn 170ha. Cùng đó, địa phương này còn phải di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường điện, công trình thủy lợi, hạ tầng viễn thông…), xây dựng 8 khu tái định cư, mở rộng 1 nghĩa trang.

cao-toc-5.jpg
Dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh dài 102,38km.

Dù khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) lớn, phức tạp nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, giải đáp kịp thời các kiến nghị của hộ dân bị ảnh hưởng, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án của Thạch Hà đã đạt những kết quả tích cực.

cao-toc-2.jpg
Dự án cao tốc Bắc - Nam đi ngang qua trang trại chăn nuôi lợn giống ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.

Đến nay, Thạch Hà đã hoàn tất việc bàn giao 100% mặt bằng đoạn cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng. Riêng đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi cũng đã hoàn thành việc kiểm đếm; áp giá, phê duyệt phương án bồi thường đạt 99,53% và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư được 98,63%.

Theo tìm hiểu, vướng mắc còn lại trong công tác GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam ở Thạch Hà chủ yếu xuất phát từ khó khăn di dời trang trại chăn nuôi lợn giống ở xã Việt Tiến của hộ ông Phạm Thanh Hải. Trang trại này có tổng diện tích 14,3ha nhưng có 2ha nằm trong phạm vi GPMP cần di dời để triển khai dự án cao tốc. Phần diện tích thu hồi gần như chiếm toàn bộ hệ thống chuồng trại, máy móc thiết bị nuôi 668 con lợn giống, còn là đất đai, cây cối và hoa màu.

cao-toc.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và đoàn công tác kiểm tra công tác GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam qua huyện Thạch Hà, vướng mắc liên quan tới trang trại chăn nuôi lợn giống ở xã Việt Tiến vào ngày 3/5.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho hay: Đến nay, địa phương đã chi trả diện tích đất thu hồi, cây cối, hoa màu, trang trại với số tiền hơn 14 tỷ đồng cho hộ ông Phạm Thanh Hải. Với 668 con lợn giống cùng thiết bị, máy móc trong chuồng, do không có trong đơn giá bồi thường của tỉnh nên địa phương chưa thể xử lý. Dù chưa thể “chốt” được phương án di dời nhưng để đảm bảo cho cao tốc Bắc – Nam triển khai đúng tiến độ, chủ trang trại đã đồng ý di dời số lợn nái để nhà thầu thi công.

“Vướng mắc mặt bằng dự án cao tốc qua địa bàn huyện chủ yếu là ở trang trại chăn nuôi lợn giống nhưng nay đã tạm thời được tháo gỡ nên dự án sẽ thi công thuận lợi, đúng yêu cầu của tỉnh về mốc thời gian trước ngày 15/5. Huyện tiếp tục phối hợp với các ban, ngành cấp tỉnh và chủ trang trại để thống nhất phương án xử lý”, ông Nguyễn Văn Sáu thông tin thêm.

Trong khi đó, công tác GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn huyện Can Lộc cũng đang vướng mắc về hộ ông Nguyễn Huy Cường ở thôn Phúc Lộc, xã Kim Song Trường, khi gia đình này có đơn khiếu nại về diện tích thu hồi đất.

cao-toc-6.jpg
Phần đất của gia đình ông Nguyễn Huy Cường ở thôn Phúc Lộc, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc nằm trong phạm vi GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam.

Hội đồng bồi thường GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam huyện Can Lộc và các cấp chính quyền đã nhiều lần làm việc, trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của gia đình nhưng chưa tìm được “tiếng nói chung”.

Ngày 12/5, lãnh đạo huyện cùng đại diện các phòng, ban và địa phương tiếp tục tới làm việc, trao đổi trực tiếp với hộ dân Nguyễn Huy Cường và mong muốn gia đình đồng thuận với phương án đền bù, sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án trọng điểm quốc gia cao tốc Bắc – Nam.

cao-toc-1.jpg
Với việc Hà Tĩnh bàn giao mặt bằng đạt tỷ lệ cao góp phần cho dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh được triển khai đúng tiến độ.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua Hà Tĩnh dài 102,38 km, gồm 3 dự án thành phần là Bãi Vọt – Hàm Nghi dài 35,28km, Hàm Nghi – Vũng Áng dài 54,2km và Vũng Áng – Bùng 12,9 km. Cùng đó, xây dựng 3 tuyến đường song hành, kết nối cao tốc (đường Ngô Quyền – đường tỉnh 550, đường song hành cao tốc nối đường tỉnh 550 – Hàm Nghi kéo dài và đường Cẩm Quan – quốc lộ 1) với chiều dài 12,18 km.

Theo thống kê, Hà Tĩnh cần thu hồi 912 ha đất các loại với gần 9.500 hộ dân bị ảnh hưởng, cất bốc hơn 1.000 mồ mả, xây dựng 26 khu tái định cư, 4 nghĩa trang, di dời nhiều công trình, hạ tầng kỹ thuật khác.

cao-toc-3.jpg
Do còn vướng mắc trong phương án đền bù nên phần diện tích đất của hộ dân ở xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên chưa di dời.

Xác định cao tốc Bắc – Nam có quy mô lớn, là dự án trọng tâm, cấp bách được Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực thực hiện, Hà Tĩnh đã thực hiện có hiệu quả công tác GPMB khi đã bàn giao mặt bằng đạt 99,8%; hoàn thành xây dựng 26 khu tái định cư, 4 nghĩa trang; giải ngân kinh phí GPMB tới nay là 2.554/2.700 tỷ đồng, đạt 95%...

Tại các cuộc họp của Trung ương, Bộ GTVT và những lần lãnh đạo Trung ương, các bộ, ngành trực tiếp đi kiểm tra thực tế tình hình công tác GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam đều đánh giá rất cao nỗ lực của Hà Tĩnh về bàn giao mặt bằng đạt tỷ lệ "top" đầu trong các tỉnh, thành phố có dự án đi qua.

Theo tìm hiểu, phần diện tích đất chưa thể bàn giao là của 11 hộ dân (ở các địa phương: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh) mà nguyên nhân chủ yếu từ việc chưa đồng thuận với phương án đền bù và việc di dời hạ tầng đường điện có phần chậm so với kế hoạch đặt ra.

cao-toc-4.jpg
Xuất phát từ phức tạp trong trình tự, thủ tục nên việc di dời hệ thống đường điện nằm trong phạm vi ảnh hưởng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh chưa đáp ứng với kế hoạch đề ra.

Với mục tiêu bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam đúng cam kết với Chính phủ, Bộ GTVT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao cho công tác GPMB, tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án. Trường hợp chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục và quy định về công tác GPMB nhưng người dân vẫn không chịu nhận tiền đền bù, gây ảnh hưởng tới tiến độ chung dự án, cần có biện pháp xử lý phù hợp.

Chủ đề GPMB cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.