Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

(Baohatinh.vn) - Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tại cuộc làm việc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 tại tỉnh Hà Tĩnh.

Sáng 29/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cùng đoàn công tác của Bộ Tài chính có buổi làm việc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hà Tĩnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tiếp và làm việc cùng đoàn. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh cùng lãnh đạo các địa phương.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với Hà Tĩnh về công tác PCTT&TKCN năm 2022.

Năm 2021, Hà Tĩnh không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão cũng như áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu của một số cơn bão và ATNĐ đã gây thiệt hại không nhỏ về dân sinh, cơ sở hạ tầng thiết yếu và sản xuất nông nghiệp. Tổng thiệt hại ước tính hơn 140 tỷ đồng.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh báo cáo tình hình thiên tai năm 2021 và công tác ứng phó năm 2022.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng 19 đợt không khí lạnh (KKL) gây rét đậm, rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dao động ở mức 10,5 - 12,8 độ C. Lượng mưa 6 tháng đầu năm ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, phổ biến 500 - 800mm. Thiên tai đã làm 1 người chết (chị Đ.T.T, ở xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, bị sét đánh đang lúc đi làm đồng vào ngày 26/5).

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 14/6/2022, mưa đá kèm theo lốc xoáy khiến 30 nhà dân ở thôn 3 và thôn 4, xã Hương Liên, huyện Hương Khê bị tốc mái.

Để ứng phó với tình hình mưa bão năm 2022, Hà Tĩnh đã kiện toàn bộ máy BCH PCTT&TKCN; thành lập đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác PCTT ở các địa phương; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ PCTT năm 2022.

Tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022; phê duyệt phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; các sở, ngành, địa phương tổ chức xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó để thực hiện khi có thiên tai xảy ra.

Từ năm 2020 - 2022, tỉnh đã trích 27,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ PCTT hỗ trợ các địa phương sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT, trong đó năm 2020 là 19,4 tỷ đồng; năm 2021 là 5,1 tỷ đồng và năm 2022 là 3 tỷ đồng.

Năm 2020 và năm 2021, Hà Tĩnh đã được Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng để khôi phục hạ tầng bị thiệt hại sau mưa lũ, tỉnh đã phân bổ kịp thời cho các địa phương, đơn vị để khôi phục, nâng cấp cơ sở, hạ tầng PCTT (năm 2020 là 270 tỷ đồng, năm 2021 là 30 tỷ đồng).

Ngoài ra, tỉnh đã bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương để sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT: Nâng cấp các tuyến đê Hữu Phủ (130 tỷ đồng), đê Hữu Nghèn (22 tỷ đồng), đê Tân Long (40 tỷ đồng) và nâng cấp các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Giám đốc Sở Tài chính Phạm Chí Hiếu: Việc sử dụng kinh phí từ nguồn hỗ trợ của Trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai được Hà Tĩnh thực hiện đảm bảo đúng quy trình, đúng mục đích và đối tượng theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về công tác PCCT, từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã tập trung nguồn lực để tu bổ, nâng cấp và xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí ước tính hơn 861 tỷ đồng.

Lắp đặt 22 trạm quan trắc đo mưa tự động cho các vùng sâu, vùng thiếu thông tin quan trắc thủy văn; xây dựng thêm một trạm đo mưa đầu nguồn sông Ngàn Sâu (trạm Hương Trạch); xác định các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương vùng núi để chủ động ứng phó; xây dựng hệ thống kết nối trực tuyến để họp điều hành công tác phòng, chống thiên tai.

Sở NN&PTNT phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho 100% cán bộ làm công tác PCTT cấp xã và phổ biến kiến thức PCTT đến khoảng 70% người dân vùng tại các địa phương thường xuyên bị thiên tai.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, đến nay, tỉnh đã xây dựng được 46 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp phòng tránh lụt, bão và 3.469 nhà ở kiên cố cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Ông Phạm Hồng Long - Trưởng ban An toàn - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam: Hà Tĩnh cần quan tâm thêm việc lắp đặt các trạm đo mưa tự động, nhất là tại các hồ chứa lớn, khu vực trũng... để hỗ trợ công tác dự báo hiệu quả hơn.

Tại cuộc làm việc, Hà Tĩnh kiến nghị với đoàn công tác có ý kiến tới Bộ NN&PTNT sớm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án “Tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh” và bổ sung hạng mục “Nâng cấp các tuyến đê bao Thành phố Hà Tĩnh” đảm bảo chống lũ với tần suất 2% vào dự án để đảm bảo khả năng PCTT của khu vực thành phố.

Đề nghị các bộ, ngành Trung ương đề xuất Chính phủ giúp đỡ tỉnh xử lý các khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nguy hiểm với kinh phí ước tính 250 tỷ đồng; xem xét, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để sớm trang bị các phương tiện, thiết bị thiết yếu cần thiết cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã để tổ chức thực hiện...

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Xác định là địa phương thường xuyên bị thiên tai, để chủ động ứng phó, trong những năm qua khi bước vào mùa mưa lũ, Hà Tĩnh đã chủ động ban hành các quyết định về công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy BCH PCTT&TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy các công trình trọng điểm, giao chỉ tiêu nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Tỉnh cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát dân cư vùng thiên tai, xây dựng và phê duyệt các phương án phòng ngừa, ứng phó; ban hành các chỉ thị, công điện về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều PCTT trong mùa mưa, lũ. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo huy động nguồn lực và tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh: Hà Tĩnh là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, gần như các loại hình thiên tai xuất hiện tại Việt Nam thì Hà Tĩnh cũng có. Dù chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai, nhưng trong những năm qua, Hà Tĩnh đã chủ động trong công tác ứng phó nên đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Cũng theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính, tỉnh đã có nhiều nỗ lực, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng tận dụng tốt nguồn lực xã hội hóa trong công tác này, điển hình là xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, nhà ở kiên cố phòng tránh thiên tai.

Nhìn nhận tình hình thiên tai còn nhiều diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đề nghị Hà Tĩnh cần chủ động hơn nữa trong công tác PCTT, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh và từ nguồn xã hội hóa để khắc phục, sửa chữa công trình PCTT, bảo vệ tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Về các kiến nghị của Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đề nghị thành viên trong đoàn ghi nhận và sẽ có báo cáo với bộ, ban, ngành Trung ương xem xét, trả lời.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.