Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”, trong giai đoạn 2022-2024 của Bộ NN&PTNT, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng (tại 180 xã, 2 thị trấn, 1 phường) với 2.377 thành viên tham gia. Các tổ được thành lập theo quyết định của UBND xã/phường/thị trấn.

bqbht_br_taoncanhhoinghitoafamkncd.jpg
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức buổi tọa đàm truyền thông về mô hình hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng có hiệu quả vào đầu tháng 11/2024.

Cùng đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Các học viên đã được tập huấn, nâng cao nhận thức về tư vấn, phát triển thị trường; phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã; ứng dụng chuyển đổi số trong tư vấn, liên kết tiêu thụ nông sản; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, phòng trừ bệnh hại.

Trong quá trình vận hành, các tổ khuyến nông cộng đồng cơ bản đã tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của địa phương và nội quy, quy chế, điều lệ hoạt động của tổ; liên kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

bqbht_br_anh2thinhkncd-1.jpg
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn thành lập và nâng cao năng lực tổ khuyến nông cộng đồng.

Các tổ khuyến nông cộng đồng cũng đã lồng ghép các chương trình, dự án, nhân rộng các mô hình sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá, số lượng tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả còn chưa cao, chủ yếu còn hoạt động mang tính phong trào, hình thức. Đa số các tổ đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức do năng lực của cán bộ khuyến nông cộng đồng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, nguồn lực hoạt động hạn chế,...

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh sẽ tăng cường hoạt động đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền đến người dân thông qua tổ khuyến nông cộng đồng tại các địa phương; tổ chức nhiều cuộc tham quan, tập huấn nâng cao năng lực cho tổ; tham mưu UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng, ban hành quy chế chung trong công tác vận hành, hướng đến sự đồng nhất cách làm, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng; tăng cường liên kết với doanh nghiệp, HTX về thị trường tiêu thụ sản phẩm;...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.