Hà Tĩnh: Xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo trường hợp phát hiện động vật nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay theo đúng quy định, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. 

Để chủ động ngăn chặn, phát hiện xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật và tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ liên quan.

Hà Tĩnh: Xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật

Lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động buôn bán sản phẩm từ gia súc, gia cầm tại các chợ trên địa bàn huyện Can Lộc.

Theo đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/1/2023, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 9001/BNN-TY ngày 8/12/2023 của Bộ NN&PTNT, Văn bản số 3307/UBND-NL5 ngày 28/6/2023 của UBND tỉnh và các quy định có liên quan.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật vào địa bàn. Trường hợp phát hiện động vật nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay theo đúng quy định, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép vào địa bàn.

Chỉ đạo, phân công các lực lượng của địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các cơ sở buôn bán, thu gom, giết mổ để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định. Thành lập đoàn kiểm tra hoạt động giết mổ, nhất là các địa bàn còn tình trạng thường xuyên giết mổ tại nhà không đảm bảo quy định; chỉ đạo các lực lượng chức năng, ban quản lý các chợ phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y kiểm tra tất cả các sản phẩm từ gia súc, gia cầm trước khi đưa vào chợ và buôn bán trên thị trường; chấn chỉnh, xử lý nghiêm, gắn trách nhiệm với người đứng đầu các địa phương buông lỏng công tác quản lý giết mổ.

Bố trí lực lượng cán bộ có chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo theo quy định; phối hợp với các sở, ngành chức năng rà soát, tham mưu kiện toàn củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thú y theo quy định của pháp luật.

Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn đối với các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với các địa phương tập huấn cho nhân viên thú y về công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tiếp tục tham mưu phương án kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định. Phối hợp với công an, quản lý thị trường, các lực lượng chức năng và các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, buôn bán, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Theo dõi tình hình thực hiện công tác quản lý các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật tại các địa phương, kịp thời tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh.

Sở Nội vụ phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu phương án kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định.

Các lực lượng chức năng: Công an, Biên phòng, Hải quan tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, trái phép và phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, thao túng thị trường, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh tăng cường công tác truyền thông về tác hại, ảnh hưởng của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật và nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài, từ địa phương khác thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép vào địa bàn.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo, triển khai các biện pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật; phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Sở NN&PTNT và các địa phương.

Các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp Sở NN&PTNT, chính quyền các địa phương để triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, công tác quản lý hoạt động giết mổ và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời và hiệu quả...

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.