Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

(Baohatinh.vn) - Đó là kết quả nghiên cứu bước đầu được các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản tiết lộ tại hội nghị báo cáo sơ bộ khai quật thám sát khu vực di tích nhà thờ Văn Lý hầu Trần Tịnh (xã Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) chiều 27/8, do Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) tổ chức.

Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

Những di vật khai quật được tại di tích nhà thờ Trần Tịnh hé lộ vai trò của Văn Lý hầu Trần Tịnh trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII

Trần Tịnh, người thôn Mật, xã Nguyệt Áo, huyện La Sơn (nay là thôn Luỹ, xã Kim Lộc), làm quan dưới 3 triều vua Anh Tông, Thế Tông, Kính Tông thời Lê Trung Hưng. Năm 1563, ông nhậm chức Chưởng bạ trước Văn lý tử.

Trải qua nhiều lần được thăng chức, chức vụ lớn nhất mà ông đảm nhiệm là Tổng Thái giám chưởng cung môn thừa chế tước Văn Lý hầu (được thăng năm 1605), phụ trách ngoại thương với người nước ngoài trong đó có Nhật Bản.

Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 22/8, các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản phối hợp với Bảo tàng Hà Tĩnh mở hố khai quật tại vườn nhà cụ của Trần Tịnh (thôn Luỹ, Kim Lộc, Can Lộc)

Nhiều sử sách cho rằng, ông là người có công lớn trong hoạt động ngoại thương cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Đây cũng là thời kỳ hoạt động ngoại thương giữa các nước phương Tây và phương Đông tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á phát triển mạnh.

Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

PGS. TS Đặng Hồng Sơn - Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội): Kết quả khai quật lần này không chỉ giúp chúng tôi có cái nhìn đầy đủ hơn về nhân vật Trần Tịnh mà còn giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn về vùng văn hoá ven sông Lam để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu

Các nhà khoa học đã mở một hố khai quật rộng 4m2 tại vườn nhà cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh (thôn Lũy, xã Kim Lộc) nhằm tìm hiểu địa tầng, tầng văn hóa và các di vật, trong đó có vai trò quan trọng của gốm sứ.

Mặc dù, tại hố khai quật không tập trung nhiều mảnh vỡ vật liệu kiến trúc và gốm sành như các khu vực thương cảng nhưng những di vật gốm sứ có niên đại kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII của Việt Nam và Trung Quốc khai quật được cho thấy mức độ tập trung dân cư đáng kể trong làng.

Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

Tiến sĩ Yuriko Kikuchi – Viện Nghiên cứu Văn hoá con người thuộc Bộ Văn hoá dân gian Nhật Bản: Hy vọng, những kết quả nghiên cứu lần này sẽ làm sáng tỏ hơn mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử, từ đó nâng tầm quan hệ Việt Nam và Nhật Bản hiện nay.

Những di vật này cũng cho thấy sự gắn kết giữa nhân vật Trần Tịnh đối với nhân dân khu vực này. Trong đó, nhiều di vật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII cho thấy, rất có thể Trần Tịnh còn có vai trò to lớn trong sự hình thành nên ngôi làng này.

Hé lộ vai trò của Trần Tịnh trong mối quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản

Ông Trần Đình Chiến - đại diện dòng họ, chủ sở hữu di tích nhà thờ Trần Tịnh: Kết quả khai quật lần này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những đóng góp của cụ tổ trong quá trình phát triển của đất nước

Cùng với nhiều tài liệu khoa học lịch sử liên quan, kết quả khai quật lần này cũng là tiền đề để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chứng minh một thời kỳ hoạt động ngoại thương nhộn nhịp trên sông Lam, đồng thời góp phần khẳng định vai trò của Tổng Thái giám Văn Lý hầu Trần Tịnh đối với quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống