Hồ đập "đói" nước, Hà Tĩnh chỉ đạo khẩn trương phòng chống hạn!

(Baohatinh.vn) - Với thực trạng nguồn nước thiếu hụt hiện nay và nhận định tình hình khí tượng, thủy văn thời gian tới diễn biến phức tạp, việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh những tháng cuối năm và năm 2019 trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ gặp khó khăn, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước rất lớn.

Hồ đập “đói” nước, Hà Tĩnh chỉ đạo khẩn trương phòng chống hạn!

Lượng mưa thấp khiến hầu hết các hồ chứa có dung tích trữ đạt rất thấp so với cùng kỳ năm 2017

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện tượng ENSO được dự báo chuyển sang trạng thái ElNino với xác suất trong khoảng 60 - 70% từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019. Theo đó, mùa mưa năm 2018 sẽ kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Trong vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019, lượng mưa toàn quốc phổ biến thấp hơn TBNN từ 10 - 30%, lượng dòng chảy sông, suối ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên thấp hơn từ 10 - 30%, Nam Trung Bộ thấp hơn từ 30 - 60%.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, từ đầu năm 2018 đến nay, lượng mưa các vùng chỉ đạt phổ biến từ 44% đến 66% so với lượng mưa cả năm của TBNN; hầu hết các hồ chứa có dung tích trữ đạt rất thấp so với thiết kế và cùng kỳ năm 2017, đặc biệt các hồ chứa nước lớn như: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Vực Trống, Cửa Thờ - Trại Tiểu,... lượng nước chỉ đạt từ 39% - 67% so với thiết kế và đạt từ 50% - 73% so với cùng kỳ năm 2017.

Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất, dân sinh của các hệ thống công trình thủy lợi, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Thủy lợi, Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước để lập kế hoạch tích nước các hồ chứa phù hợp, vừa đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước dân sinh, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập, hồ chứa nước;

Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cấp huyện và công ty để đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân, chủ động cân đối nguồn nước, xây dựng phương án tưới nước phục vụ sản xuất và dân sinh năm 2018 - 2019; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa từ ao, hồ, sông suối, kênh rạch để cung cấp nước cho vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019; tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi để dành cho sản xuất Hè Thu năm 2019, trong đó tính đến biện pháp cấp nước cho sản xuất và ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt của người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt.

Hồ đập “đói” nước, Hà Tĩnh chỉ đạo khẩn trương phòng chống hạn!

Không chỉ đối mặt nguy cơ thiếu nước sản xuất, Hà Tĩnh còn lo thiếu nước cho dân sinh

Quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát; sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước (nông - lộ - phơi, nhỏ giọt, phun mưa...) cho lúa và các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao; kiểm kê nguồn nước tại các công trình thủy lợi, cân đối để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa phù hợp, đảm bảo hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước; tăng cường sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn;

Tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, đắp bờ vùng, bờ thửa; tu bổ, sửa chữa các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm giữ nước, lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Phát động chiến dịch ra quân làm thủy lợi từ ngày 20/11/2018 đến ngày 20/12/2018, tập trung huy động các nguồn lực thi công hoàn thành các công trình thủy lợi dở dang, các cống lấy nước dưới đập bị hư hỏng, rò rỉ vừa đảm bảo khả năng phòng, chống lụt bão, vừa đảm bảo tích nước, dẫn nước phục vụ sản xuất và dân sinh;

Tổ chức thông tin tuyên truyền về tình hình nguồn nước, diễn biến thời tiết tới mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tranh thủ lấy nước, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Công ty TNHH MTV Thủy lợi triển khai chiến dịch ra quân làm thủy lợi nội đồng; thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; có giải pháp sử dụng nguồn nước từ hồ Ngàn Trươi bổ sung nguồn nước phục vụ chống hạn năm 2019; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất và dân sinh năm 2018 - 2019 cấp tỉnh.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Công Thưong chỉ đạo ngành điện có phương án ưu tiên cung cấp đủ nguồn điện và ổn định cho công tác bơm nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên theo dõi, cập nhật và dự báo kịp thời về diễn biến của thời tiết gửi UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở TT&TT, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã để kịp thời chỉ đạo nhân dân phòng, chống hạn hán, thiếu nước có hiệu quả.

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.