Nguồn kinh phí từ hoạt động khuyến công địa phương giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể đưa máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất.
Trong đó, nguồn khuyến công của tỉnh hỗ trợ 860 triệu đồng và vốn đối ứng của các đơn vị thụ hưởng là 4,308 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện khuyến công đợt 2 năm 2018 sẽ dùng để hỗ trợ 6 đề án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất gồm: Dự án hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất bánh đa nem của Hộ kinh doanh Trương Quốc Dũng (TP. Hà Tĩnh); dự án hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất than viên nén gỗ mùn cưa của Công ty TNHH Tùng Minh (Hương Khê);
Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở sản xuất của Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh (TX. Kỳ Anh); Dự án ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất bánh đa nem của Hộ kinh doanh Lê Hoài Thu (Thạch Hà); Dự án hỗ trợ dây chuyền cán tôn của Hộ kinh doanh Hồ Thị Dung (Thạch Hà); dự án hỗ trợ ứng dụng máy móc ép dầu lạc của hộ kinh doanh Lê Văn Bảo (Lộc Hà).
Hộ kinh doanh Lê Văn Bảo ( Lộc Hà) sẽ được hỗ trợ ứng dụng máy móc hiện đại trong việc ép dầu lạc.
Thông qua chương trình khuyến công nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích sản xuất sạch tại các cơ sở công nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất một cách bền vững, qua đó tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Thời gian tới, Sở Công thương Hà Tĩnh sẽ tập trung vào các giải pháp để phát triển hoạt động khuyến công như: Tăng cường nguồn kinh phí huy động từ việc lồng ghép từ các chương trình khác; xây dựng có trọng tâm, trọng điểm kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công…