Hương Khê có thêm 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Kết quả này khẳng định thêm định hướng quan trọng về sản phẩm OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh).

UBND huyện Hương Khê vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Theo đó, huyện Hương Khê công nhận thêm 3 sản phẩm của 3 cơ sở sản xuất đạt hạng 3 sao gồm: Kẹo cu đơ Hà Tĩnh – Nguyễn Hằng của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hằng (xã Hương Long); Mật mía Phú Gia – Cường Thùy của hộ kinh doanh Lê Phan Cường (xã Phú Gia); Xúc xích Lương Hà của hộ kinh doanh Trần Thị Lương (xã Hương Vĩnh).

a1-4132.png
Sản phẩm mật mía Phú Gia – Cường Thùy của hộ kinh doanh Lê Phan Cường (xã Phú Gia).

Các sản phẩm đạt hạng sao được UBND huyện cấp giấy chứng nhận; sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao để in trên bao bì sản phẩm theo quy định. Kết quả đánh giá, phân hạng có giá trị trong thời hạn 36 tháng.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện có trách nhiệm tham mưu tổ chức công bố công khai sản phẩm được phân hạng; hướng dẫn UBND cấp xã, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện việc sử dụng và in nhãn hiệu OCOP, thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm theo quy định; phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các sản phẩm định kỳ và đột xuất, kịp thời đề xuất xử lý khi có các hành vi, vi phạm.

Các hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ sản phẩm và phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm đảm bảo chất lượng; quản lý, sử dụng tem nhãn, bộ nhận diện sản phẩm, hạng sao theo quy định.

Được biết, lũy kế đến nay, toàn huyện Hương Khê có 20 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?