Hương Sơn phấn đấu giá trị sản xuất năm 2025 đạt 130 triệu đồng/ha

(Baohatinh.vn) - Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha

Chiều 14/11, huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ ngành nông nghiệp năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.

bqbht_br_img-7725.jpg
Đại biểu tham dự hội nghị.

Năm 2024, các tổ chức, chính quyền trên địa bàn huyện Hương Sơn đã bám sát kế hoạch thực hiện đặt ra từ đầu năm nên đạt kết quả vượt trội, khá toàn diện. Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định 2.334 tỷ đồng (đạt 100,4% kế hoạch, tăng 4,3% so với năm 2023).

Tổng sản lượng lương thực 64.401 tấn (đạt 128,8% kế hoạch, tăng 6,71% so với năm 202); sản lượng nhung hươu đạt 19,85 tấn (đạt 101,79% kế hoạch, tăng 12,46% so với năm 2023). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác trên địa bàn đạt 116 triệu đồng. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng tập trung sau khai thác ước đạt trên 1.295 ha, diện tích khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đạt 2.250 ha, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC là 25.218 ha.

bqbht_br_img-7741.jpg
Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Trần Bình Thân và Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Kiều Hưng chủ trì hội nghị.

Đối với lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, năm 2024, Hương Sơn sẽ có thêm 2 xã nông thôn mới nâng cao là Sơn Giang, Sơn Phú. Toàn huyện có thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP 3 sao, nâng tổng số lên 53 sản phẩm OCOP.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế: diện tích sản xuất lạc, đậu xanh giảm mạnh. Các mô hình sản xuất hữu cơ bước đầu đang cho thấy hiệu quả, được người tiêu dùng chấp nhận, tuy nhiên, việc triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tích tụ ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ...

bqbht_br_img-5335.jpg
Chủ tịch UBND huyện Trần Bình Thân kiểm tra tiến độ trồng cây dược liệu thiên niên kiện dưới tán rừng tự nhiên ở thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1.

Năm 2025, huyện Hương Sơn phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn, sản lượng nhung hươu đạt trên 20 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đạt 130 triệu đồng/ha. Để hiện thực hóa những mục tiêu này, huyện Hương Sơn đặt ra nhiều giải pháp thực hiện.

Theo đó, tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo và hướng dẫn phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ cả về chiều rộng và chiều sâu. Chú trọng phát triển sản xuất và chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ trên các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh.

bqbht_br_img-2560.jpg
Thu hoạch chè xanh tại thôn Tiền Phong, xã Sơn Kim 2.

Bên cạnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn để làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn các xã, thị trấn, huyện Hương Sơn tiếp tục lồng ghép các nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất như kênh mương thủy lợi, đường nội đồng, các công trình hồ, đập thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

bqbht_br_img-7717.jpg
Chủ tịch UBND huyện Trần Bình Thân phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Trần Bình Thân đánh giá cao những kết quả nổi bật, toàn diện ngành nông nghiệp huyện đạt được trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh, thời gian tới, đề nghị ngành nông nghiệp xây dựng và bố trí khung lịch thời vụ phù hợp cho từng vụ, từng vùng với cơ cấu từng loại cây trồng; nhân rộng các mô hình áp dụng công nghệ tưới Israel trên cây cam và các loại cây trồng khác.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi quy mô trang trại, tiếp tục duy trì, phát triển theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ môi trường chăn nuôi.

Tập trung đẩy mạnh tiến độ các công trình dự án để sớm đưa vào sử dụng.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.