(Baohatinh.vn) - Với quy mô sử dụng hơn 2.000 lao động, Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần giải bài toán “ly nông bất ly hương” cho lao động nông thôn của địa phương và vùng lân cận.
Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) có vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, trên diện tích đất 7ha; công suất thiết kế 32 dây chuyền may và sản lượng ước đạt 30 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của nhà máy là quần áo thời trang xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2024, đang tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động tại huyện Nghi Xuân và các địa phương lân cận, mức thu nhập từ 6 – 12 triệu đồng/người/tháng. Là doanh nghiệp có quy mô lao động lớn đóng trên địa bàn huyện, Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân đã mang cơ hội việc làm về tận thôn để người lao động có công việc ổn định trên chính quê hương của mình, góp phần giải bài toán “ly nông bất ly hương”. Chị Phạm Thị Liên (huyện Lộc Hà) làm việc tại nhà máy cho biết: “Trước đây, tôi đã có nhiều năm đi làm việc tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Thời điểm dịch COVID-19 xảy ra, tôi trở về quê. Khi biết nhà máy xây dựng và đi vào hoạt động, tôi đã nộp đơn xin việc. Ở đây, môi trường chuyên nghiệp, thoải mái, các chế độ lao động được đáp ứng đầy đủ, đi làm có xe của nhà máy đưa đón nên tôi yên tâm làm việc. Điều quan trọng hơn là tôi được làm việc gần gia đình, chi phí sinh hoạt ở quê “nhẹ gánh” hơn ở miền Nam, không phải thuê nhà ở nên tôi có thể tích lũy được một khoản tiết kiệm khá từ thu nhập”.
Là người con sinh ra nơi nhà máy đóng chân, bạn Lê Thị Yến Vy (xã Đan Trường, Nghi Xuân) chia sẻ: “Nhà máy đi vào hoạt động đã tạo môi trường làm việc công nghiệp, ổn định ngay trên quê hương của mình. Trước đây, em làm việc ở Hà Nội. Biết thông tin có nhà máy, em xin việc vào làm và được đào tạo học may. Em bắt đầu làm việc ở nhà máy từ tháng 3/2024, hằng ngày đi về quãng đường khoảng 20km và được sống cùng gia đình nên em cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn”. Để người lao động yên tâm làm việc, nhà máy luôn chú trọng thực hiện đầy đủ các chế độ lao động và chính sách chăm lo cho người lao động như: khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ xăng xe cho lao động, có xe đưa đón cán bộ, công nhân ở xa, vinh danh người lao động có ý tưởng cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhà máy... Trong ảnh: Ban lãnh đạo nhà máy trao phần thưởng cho người lao động trong chương trình "Vinh danh ý tưởng cải tiến". Với quy mô công suất sử dụng đến 2.000 lao động, nhà máy đang tiếp tục tuyển dụng thêm 1.000 lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đăng tải nhu cầu tuyển dụng qua các kênh thông tin, nhà máy cũng tham gia các phiên giao dịch việc làm để tìm kiếm nguồn lao động ở nhiều vị trí công việc như: công nhân may và lao động làm việc tại phòng, ban... Với những lao động, công nhân chưa có tay nghề, sau tuyển dụng sẽ được nhà máy đào tạo để làm việc.
Được biết, năm 2024, nhà máy đặt kế hoạch 8 triệu sản phẩm, đến nay, đã hoàn thành hơn 70%. Hiện cán bộ, người lao động nhà máy đang tập trung sản xuất để nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Theo ông Dương Ngọc Huân – Giám đốc sản xuất Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân, giải pháp để nhà máy nâng cao chất lượng và năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh là đào tạo nội bộ, đưa cán bộ, công nhân viên đi học tập tại các nhà máy trong tập đoàn để nâng cao tay nghề; sử dụng máy móc tự động, công nghệ hiện đại trong sản xuất… Kế hoạch của nhà máy năm 2025 là sản xuất khoảng 10 triệu sản phẩm. Nhà máy cũng đặt mục tiêu sẽ tiến đến sản xuất đơn hàng cho các thương hiệu lớn như: Adidas, Nike… Thiết kế và xây dựng dựa theo tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, nhà máy được đầu tư hệ thống hạ tầng đáp ứng sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường ngay từ ban đầu, sử dụng các thiết bị hiện đại để tăng hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải. Hiện Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân đang tập trung trồng cây để phủ xanh khuôn viên. Ngoài ra, nhà máy cũng quan tâm đến công tác cộng đồng với các hoạt động như: hỗ trợ các giải thể thao, hỗ trợ quỹ khuyến học, cùng tập đoàn chung tay ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai… Video: Hoạt động sản xuất may mặc của Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân.
Nhà máy May Pro Sports Nghi Xuân là đơn vị thuộc Tập đoàn Pro Sports, chuyên may mặc xuất khẩu với 17 năm hình thành và phát triển. Với mong muốn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương của các xã, huyện nông thôn, góp phần xây dựng kinh tế địa phương và an sinh xã hội, Pro Sports đã đầu tư vào 5 nhà máy may và đang có hơn 5.000 cán bộ, công nhân viên làm việc tại ở các tỉnh: Nam Định, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai các phương án tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tình hình giao thông ngày đầu khi cao tốc từ Bãi Vọt tới Vũng Áng ở Hà Tĩnh được đưa vào khai thác khá thông thoáng, tài xế phấn khởi, vui vẻ khi đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đi vào khai thác góp phần phát triển hạ tầng cảng biển Hà Tĩnh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt diễn ra tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Công trình góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Hội thao An toàn vệ sinh lao động diễn ra tại Hà Tĩnh đã trở thành ngày hội rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, người lao động Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Ngày 23/4/2025, Công ty cổ phần Phong điện HBRE Hà Tĩnh và Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC (IPC E&C) chính thức ký hợp đồng EPC xây dựng Trang trại Phong điện HBRE Hà Tĩnh 120 MW.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng của gần 90km tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh trước thời gian cho phép phương tiện lưu thông vào ngày 28/4 tới.
Nhằm cấp điện ổn định, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã xử lý các khiếm khuyết, nâng cấp hạ tầng lưới điện đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao.
Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã xuất sắc giành giải nhất Hội thao An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ XV do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Lấy “phòng là chính”, Điện lực Hương Sơn (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) đã triển khai hàng loạt các giải pháp ngăn ngừa các sự cố về điện nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong mùa nắng nóng.
6 nút giao cùng một số cây cầu lớn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang được gấp rút hoàn thành hệ thống điện chiếu sáng để đảm bảo cho phương tiện lưu thông từ ngày 28/4.
Năm 2025, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn – sức khỏe – môi trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty cổ phần May BGG Hương Sơn (Hà Tĩnh) phấn đấu nâng công suất từ 500 – 700.000 sản phẩm/tháng, vì vậy, nhu cầu tuyển dụng công nhân là rất lớn.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng hàng rào thuế quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã đa dạng đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh thị trường nội địa để vượt khó.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu tập trung triển khai thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) để "bù" lại tiến độ bị ảnh hưởng do mưa gió trước đó.
BQL Dự án 6 đề xuất mở rộng 18 đoạn cao tốc Bắc-Nam lên 6 làn xe, trong đó có đoạn qua Hà Tĩnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo ATGT.
Để đảm bảo phát điện an toàn, ổn định trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) dự kiến tiêu thụ hơn 900 nghìn tấn than trong quý II/2025.