Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến tại Điện Biên Phủ

Sáng 6/2, đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế có buổi làm việc với tỉnh Điện Biên để khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến, điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn.

Trong sáng nay 6/2, đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế gồm Cục Quản lý khám chữa bệnh và Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên, Sở Y tế và Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ để khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến, điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn.

Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến tại Điện Biên Phủ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã tăng cường thêm nhân lực, máy móc lên Điện Biên hỗ trợ cho công tác điều trị người bệnh COVID-19.

Tới hiện tại, tỉnh Điện Biên đã có 3 trường hợp mắc COVID-19 là các bệnh nhân: 1970, 1971 có địa chỉ tại bản Tọ Cuông, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng và bệnh nhân số 1972 trú tại bản Nà Nhạn 2, xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ. Ba trường hợp còn lại tại huyện Mường Nhé và xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ lần đầu xét nghiệm dương tính, nhưng rất may kết quả xét nghiệm lần 2 và lần 3 đã âm tính với SARS-CoV-2.

Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến tại Điện Biên Phủ

Trước mắt sẽ tiến hành thiết lập lại hệ thống phân luồng cách ly, thiết kế hệ thống hồi sức cấp cứu trong bệnh viện dã chiến.

Hiện bệnh nhân số 1972 và 16 ca F1 liên quan đã được đưa về khu cách ly đặc biệt của Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ.

Tại buổi làm việc, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh cần khẩn trương biến Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ thành bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân xác định mắc COVID-19. Bởi qua rà soát 3 cơ sở y tế là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi và Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ thì chỉ có cơ sở này đủ các điều kiện thực hiện được nhiệm vụ làm bệnh viện dã chiến với quy mô 200 - 300 giường bệnh trong đó có từ 15 - 20 giường bệnh hồi sức với đầy đủ hệ thống oxy, khí nén, máy thở... để điều trị người bệnh COVID-19.

Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến tại Điện Biên Phủ

Đoàn công tác của Bộ Y tế yêu cầu tách cách ly ngay các ca F0, F1 trong khu cách ly đặc biệt, bệnh viện dã chiến sẽ chỉ điều trị các ca F0 và F0 nặng.

Ông Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trước mắt đoàn đang tiến hành thiết lập lại hệ thống phân luồng cách ly trong bệnh viện, thiết kế hệ thống hồi sức cấp cứu trong bệnh viện đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt để khi có dịch xảy ra theo chỉ đạo của Bộ Y tế là sẽ hạn chế tối đa việc để số ca nâng lên, xuất hiện ca mới và đảm bảo tuyệt đối không được để bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên những điều kiện trang thiết bị này Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ chưa đáp ứng được nên Bệnh viện Bạch Mai đang khẩn trương bố trí nhân lực, thiết bị chi viện cho công tác phòng dịch của tỉnh Điện Biên.

Khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến tại Điện Biên Phủ

Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ sẽ trở thành bệnh viện dã chiến điều trị trường kỳ cho các bệnh nhân trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

“Ngay ngày hôm nay chúng tôi đã tăng cường thêm 5 kỹ sư y sinh là những kỹ sư chuyên về thiết kế bệnh viện, thiết kế các đơn vị hồi sức cùng với trang thiết bị vận chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai đã lên máy bay và chuẩn bị đáp xuống sân bay Điện Biên. Đội ngũ này sẽ cùng với các chuyên gia về chuyên môn chúng tôi sẽ thiết lập lại hệ thống hồi sức cấp cứu cho bệnh viện thành phố để đáp ứng được yêu cầu hồi sức cho bệnh nhân nặng. Tại đây chúng tôi có thể triển khai các kỹ thuật cao về hồi sức tương đương với bệnh viện tuyến trung ương”- ông Đào Xuân Cơ cho biết./.

Theo VOV

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.