Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

(Baohatinh.vn) - Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 nhằm phát triển sản phẩm OCOP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 9/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh chụp màn hình.

Tại hội nghị, đại biểu đã nghe báo cáo kế hoạch triển khai Chương trình OCOP và Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, thúc đẩy kinh tế phát triển nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đến ngày 31/8, cả nước có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1 % sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao.

Có hơn 4.351 chủ thể OCOP, trong đó 38,3% là HTX, 26,1% là doanh nghiệp, 33,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: tổ chức triển khai chu trình OCOP linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, chú trọng các kỹ năng về tổ chức sản xuất, quản trị, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kỹ năng về thiết kế mẫu mã sản phẩm, sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc; chú trọng nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh theo dõi hội nghị.

Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM.

Mục tiêu của chương trình là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Đại diện các sở, ban, ngành, chủ cơ sở OCOP dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Để triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn, cần tập trung vào các nội dung như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai chương trình; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, kỹ năng về hoạt động du lịch; xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn, hình thành các tour, tuyến du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường; tổ chức các sự kiện giới thiệu và kết nối cung - cầu du lịch nông thôn.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích tình hình phát triển sản phẩm OCOP và kinh tế nông thôn tại các địa phương hiện nay.

Khẳng định tầm quan trọng của nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và phát triển kinh tế nông thôn, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp nâng tầm sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, xây dựng miền quê đậm đà bản sắc, khơi dậy tiềm năng du lịch nông thôn.

Tại Hà Tĩnh, sau 4 năm thực hiện, toàn tỉnh có 249 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Hầu hết, các sản phẩm đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng hơn 40%. Nhiều sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, như: bánh đa vừng Nguyên Lâm, sứa Mai Dung, bánh đa nem Nam Chi, bánh ram Anh Thu.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh ý nghĩa của Chương trình OCOP và du lịch nông thôn trong xây dựng NTM, nâng cao đời sống cho người dân. Theo đó, mục tiêu OCOP là đa dạng hóa sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động, gắn kết cộng đồng nông thôn hơn.

Khơi dậy tiềm năng, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan kết luận hội nghị. Ảnh chụp màn hình.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định phát triển du lịch nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, niềm tự hào quê hương, xứ sở. Du lịch cộng đồng, nông nghiệp nông thôn mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương. Các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, thu được các lợi ích KT-XH và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa địa phương.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng sản phẩm OCOP, du lịch nông thôn còn nhiều dư địa phát triển. Các địa phương cần thay đổi tư duy, đầu tư hơn trong xây dựng sản phẩm đặc trưng để tạo ra sự khác biệt nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; đầu tư cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, kiến tạo thiết chế xã hội nông thôn; phát triển không gian kinh tế nông nghiệp nông thôn; phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch nông nghiệp nông thôn...

Dịp này, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cũng công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT công nhận 20 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.