Lúa xuân Hà Tĩnh đối mặt với rét hiếm gặp, sâu bệnh “chực chờ”

(Baohatinh.vn) - Thời tiết Hà Tĩnh đang trải qua những ngày rét hại. Theo cơ quan chuyên môn, đợt rét này xảy ra vào thời điểm khá hiếm gặp và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng của cây trồng.

Kéo chậm sinh trưởng vì rét hại

Kể từ đêm 19/2, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh khiến nhiệt độ thời tiết khu vực Hà Tĩnh đột ngột giảm sâu chưa từng có kể từ đầu mùa đông 2021 đến nay. Các khu vực nhiệt độ phổ biến từ từ 9 – 13 độ C, vào ban đêm thấp nhất chỉ từ 9,2 - 9,5 độ C, xảy ra rét hại. Đây là kiểu thời tiết mà ít nhất trong vòng 3 - 4 năm qua mới quay trở lại Hà Tĩnh.

Điều đáng nói, đợt rét hại xuất hiện vào gần cuối mùa của các đợt hoạt động gió mùa Đông Bắc và quan trọng hơn là đúng vào thời điểm các trà lúa xuân bắt đầu bước vào kỳ sinh trưởng đầu tiên.

Lúa xuân Hà Tĩnh đối mặt với rét hiếm gặp, sâu bệnh “chực chờ”

Lúa xuân 2022 đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, phát triển mạnh về bộ lá.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh cho biết: “Việc xuất hiện đợt rét hại trong thời điểm điểm này là khá hiếm gặp, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất, quá trình sinh trưởng của tất cả các loại cây trồng vụ xuân. Lúa, lạc sẽ bị kéo chậm việc hoàn thành tiến độ gieo cấy, gieo trỉa; cây ăn quả bị giảm tỷ lệ thụ phấn… Riêng đối với lúa, đang vào thời điểm sinh trưởng mạnh về bộ lá - đẻ nhánh, thời tiết rét hại sẽ khiến cây sinh trưởng chậm hơn. Đặc biệt, nếu thời tiết này còn kéo dài khoảng 4 - 5 ngày tới, chắc chắn một số trà lúa sẽ bị chết rét”.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa xuân với diện tích trên 59.570 ha. Vào trước đợt rét, bà con nông dân vừa gấp rút phủ kín các diện tích theo khung kế hoạch, vừa tiến hành giặm tỉa các trà lúa đã đủ 5 - 7 lá sau gieo cấy; một số trà đã được bón thúc, bắt đầu bước vào kỳ đẻ nhánh. Tuy nhiên, kể từ khi đợt rét hại xuất hiện (20/2), tất cả các hoạt động trên đồng ruộng đều phải tạm dừng.

Lúa xuân Hà Tĩnh đối mặt với rét hiếm gặp, sâu bệnh “chực chờ”

Sáng nay (22/2), thời tiết ở Hương Khê vẫn còn rất rét, song nhiều bà con nông dân xã Hương Long đã ra đồng kiểm tra tình hình sinh trưởng của lúa.

Bà Nguyễn Thị Mai - thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc (Can Lộc) cho hay: “Nhà tôi làm 8 sào, đang trong thời gian giặm tỉa. Tôi đã lấy nước đủ vào chân ruộng để giữ ấm cho lúa, có điều đã nhiều năm nay không xảy ra rét hại như thế này, lúa vừa tỉa giặm xong sợ bộ rễ còn yếu, rất dễ bị chết rét”.

Cùng tâm trạng lo lắng, trong 2 ngày nay, bà con miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang cũng không yên khi thời tiết duy trì nhiệt độ 9 - 10 độ C. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, toàn huyện đã gieo cấy xong 1.734 ha lúa xuân, bắt đầu vào kỳ đẻ nhánh. Trong sáng ngày 22/2, cơ quan chuyên môn đang phối hợp với các địa phương xuống đồng kiểm tra tình hình ảnh hưởng của đợt rét hại, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân các giải pháp ứng phó trong điều kiện thời tiết cực đoan kéo dài. Tuy nhiên, nền nhiệt độ thấp, rét buốt xảy ra khiến cho quá trình đẻ nhánh của lúa sẽ bị chậm lại, trong khi việc chăm sóc, bổ sung đạm giúp lúa sinh trưởng tốt hơn cũng chưa thể thực hiện trong thời điểm này.

Đạo ôn, bọ trĩ, ốc bươu vàng bắt đầu tấn công

Lúa xuân Hà Tĩnh đối mặt với rét hiếm gặp, sâu bệnh “chực chờ”

Từ 17/2, huyện Thạch Hà đã phát hiện khoảng 1 ha lúa bị nhiễm đạo ôn do thời tiết mưa ẩm kéo dài. Ảnh: Khắc Mai

Không chỉ đối mặt với đợt rét nhất kể từ thời điểm xuống giống, lúa xuân cũng đang bắt đầu bước vào “cuộc chiến” với các loại dịch hại “cố thủ” như: đạo ôn lá, ốc bươu vàng, bọ trĩ, chuột…

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, trên các trà lúa đã xuất hiện một số đối tượng dịch hại quen thuộc như: bệnh đạo ôn lá, xuất hiện rải rác trên giống N24 tại xã Xuân Phổ (Nghi Xuân), XT 28, BTE-1 tại xã Đỉnh Bàn, Thạch Long (Thạch Hà)…; ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên chân ruộng sâu trũng với diện tích nhiễm 62 ha; chuột gây hại vùng gần gò đồi, ven làng trên toàn tỉnh với diện tích nhiễm 80 ha, phân bố trên toàn tỉnh; tuyến trùng rễ gây hại chân ruộng chua phèn, diện tích nhiễm 75 ha.

Tại huyện Thạch Hà, cách đây khoảng 5 ngày trước (17/2), địa phương này đã phát hiện nhiều vết bệnh cấp tính của bệnh đạo ôn lá trên một số trà lúa thuộc giống XT28 và BTE1 tại xã Đình Bàn, Thạch Long. Diện tích nhiễm là 1 ha, một số chân ruộng đã bắt đầu có dấu hiệu bệnh nặng.

Lúa xuân Hà Tĩnh đối mặt với rét hiếm gặp, sâu bệnh “chực chờ”

Lúa xuất hiện các vết cấp tính bệnh đạo ôn lá tại thôn Tây Sơn, xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà). Ảnh: Khắc Mai

Ông Lê Văn Thuận - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Sau kiểm tra tình hình, huyện đã chỉ đạo các địa phương đốc thúc bà con nông dân tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy phần lá các diện tích nhiễm bệnh, tiến hành phun thuốc phòng trừ để kiểm soát bệnh trong phạm vi hẹp trước khi đợt rét xảy ra. Hiện nay, các trà lúa đang sinh trưởng mạnh về bộ lá, đặc biệt, quá trình bón thúc của bà con nông dân sẽ kích thích lá non phát triển, trở thành nguồn thức ăn cho các loại sâu bệnh. Dự kiến, trong những ngày tới, bệnh đạo ôn sẽ phát sinh gây hại mạnh trên các trà lúa, nhất là tại các ruộng gieo cấy mật độ dày và bón thừa đạm”.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, cùng với quá trình sinh trưởng của lúa và sâu bệnh thì thời tiết mưa ẩm, quá trình chăm sóc bị gián đoạn do rét đậm, rét hại sẽ khiến bệnh “kinh niên” trên lúa xuân là đạo ôn và các loại dịch bệnh có nguy cơ lan rộng. Tập trung vào một số giống nhiễm như: Thiên ưu 8, Thái xuyên 111, ADI 168, NA6, P6,…

Từ nay đến 20/3 là thời gian phát sinh gây hại mạnh nhất của bệnh đạo ôn lá, trùng vào giai đoạn sinh trưởng thân - lá của lúa xuân. Điều khó khăn nhất là hiện nay thời tiết đang xảy ra rét hại và khả năng rét đậm sẽ còn kéo dài trong nhiều ngày tới, mọi giải pháp phòng trừ đều phải chờ sau khi thời tiết ấm lên (trên 18 độ C).

Do vậy, các địa phương cần động viên bà con nông dân tiếp tục theo dõi, xử lý cắt bỏ các diện tích đã nhiễm; cùng với đó, tranh thủ thời tiết hửng, tiến hành giặm tỉa, đảm bảo mật độ để giảm nguy cơ phát sinh và lây lan của bệnh; ngừng bón đạm ở những ruộng có biểu hiện thừa đạm. Đối với thời tiết rét, bà con cần duy trì mực nước trong chân ruộng để giữ ấm cho lúa; theo dõi và tiến hành giặm tỉa sớm đối với những diện tích có nguy cơ xảy ra chết rét.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.