Lương thực bị thất thoát, lãng phí đủ nuôi sống 2 tỷ người

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí lương thực, thế giới sẽ có thêm lương thực đủ nuôi sống 2 tỷ người.

luong thuc bi that thoat lang phi du nuoi song 2 ty nguoi

Hằng năm, 1/3 lượng lương thực sản xuất ra phục vụ con người bị mất đi hoặc lãng phí (ảnh minh họa).

Hội thảo tăng cường năng lực về “Giảm thất thoát và lãng phí lương thực, hướng tới một hệ thống lương thực APEC bền vững” được tổ chức ngày 19/8 trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ.

FAO ước tính, hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 800 triệu người thiếu đói, trong đó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số người thiếu đói lớn nhất, khoảng 500 triệu người. FAO cũng ước tính rằng mỗi năm có 1/3 lương thực sản xuất ra phục vụ con người bị mất đi hoặc lãng phí - tương đương 1,3 tỷ tấn. Con số này trị giá gần 750 tỷ USD mỗi năm. Nếu cắt giảm được hoàn toàn thất thoát và lãng phí lương thực, chúng ta sẽ có thêm lương thực đủ nuôi sống 2 tỷ người. Chưa kể những tác động tiêu cực tới môi trường của rác thải thực phẩm khi sản xuất nông nghiệp tiêu hao rất nhiều năng lượng, nước, phân bón và làm mất một phần diện tích đất rừng.

Phần lớn lương thực thất thoát xảy ra trong quá trình sau sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, có liên quan mật thiết đến thiếu cơ sở hạ tầng ở các nền kinh tế đang phát triển, trong khi lãng phí lương thực lại chủ yếu là vấn đề ở khâu tiếp thị và tiêu thụ ở các nền kinh tế phát triển hơn.

Tuyên bố về an ninh lương thực của APEC vào các năm 2010, 2012, 2014 và 2016 luôn nhấn mạnh sự cần thiết giảm thất thoát và lãng phí lương thực để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và bảo đảm an ninh lương thực của các nền kinh tế APEC. Một trong những mục tiêu của Lộ trình an ninh lương thực APEC hướng tới năm 2020 là giảm 10% thất thoát và lãng phí lương thực so với mức thất thoát năm 2011-2012.

Tại Hội thảo, ông Gong Xifeng, Trưởng nhóm công tác Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC (ATCWG) cho rằng thất thoát và lãng phí lương thực là vấn đề chung, có tầm quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, cần phải kết hợp các nguồn lực công-tư sẵn có của các nền kinh tế APEC để tìm ra cách thức phù hợp để giảm tổn thất và lãng phí lương thực trong toàn chuỗi.

Còn ông Trần Kim Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ở các nền kinh tế đang phát triển, những hạn chế về cơ sở vật chất và tác động của biến đổi khí hậu là những yếu tố chính gây thất thoát và lãng phí lương thực. Theo ông Long, cần phải có những chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuỗi sản xuất nông sản phẩm, và huy động sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và người tiêu dùng để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ cho biết, Trường sẵn sàng trao đổi, hợp tác với các đối tác quốc tế về việc thành lập một trung tâm khoa học và công nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch, với mong muốn để nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng công nghệ giảm thất thoát và lãng phí lương thực, cũng như tăng cường liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các đối tác đến từ khu vực công, tư, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà quản lý và hoạch định chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu về an ninh lương thực của APEC.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung thảo luận vào 4 chủ đề chính, gồm những hướng dẫn để đánh giá giảm thất thoát và lãng phí lương thực; chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp của khu vực tư nhân để giảm lãng phí lương thực; xem xét, rà soát các dự án của APEC về giảm thất thoát và tổn thất lương thực; và các biện pháp để tăng cường nhận thức và hướng tới mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững của các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc.

Theo VGP News

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.