“Mách nước” nhà nông phòng trừ 3 loại bệnh “tấn công” lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến của các loại dịch hại trên cây trồng vụ xuân, nhất là cây lúa, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thời tiết địa bàn Hà Tĩnh từ nay đến cuối tháng 4 khả năng chịu ảnh hưởng của 2 đợt không khí lạnh, thời điểm tác động của không khí lạnh từ khoảng 23 - 25/4 và sau ngày 25/4 đến đầu tháng 5/2023. Các thời điểm chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết duy trì hình thái trời nhiều mây, âm u, có mưa, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ trung bình 22 - 25 độ C là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên lúa, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông có nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, sản lượng đối với lúa vụ xuân 2023.

“Mách nước” nhà nông phòng trừ 3 loại bệnh “tấn công” lúa xuân

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, trong quá trình sử dụng thuốc, bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao gói.

Hiện nay đã có khoảng 1.700ha lúa vụ xuân trổ bông tại các địa phương (Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội (Nghi Xuân); Lâm Trung Thủy, các xã ngoài đê Đức Thọ; Thạch Mỹ, Mai Phụ (Lộc Hà); các xã trà sơn huyện Can Lộc; khoảng 30.000 ha trổ bông từ 20 - 25/4, số diện tích còn lại khoảng 26.000 ha trổ sau 25/4.

Diễn biến các đối tượng dịch hại

Qua kiểm tra thực tiễn đồng ruộng, bệnh đạo ôn đã xuất hiện trên cổ bộ lá công năng ở một số giống như: Thái Xuyên 111, ADI 168, VNR20, LP5, BQ,... tại Cẩm Quan, Nam Phúc Thăng, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên); Lâm Trung Thủy, Bùi La Nhân (Đức Thọ)... Đây là nguồn bệnh có nguy cơ chuyển tiếp gây hại trên cổ bông rất cao. Bên cạnh đó, giai đoạn lúa trổ bông có một số thời điểm chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết duy trì hình thái nhiều mây, âm u, có mưa, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ trung bình 22 - 25 độ C rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh lây lan trên diện rộng.

Bệnh khô vằn đã xuất hiện hầu hết trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm, diện tích nhiễm bệnh khoảng 3.000ha, phân bố ở các địa phương trong toàn tỉnh. Điều kiện thời tiết và cây trồng từ nay đến cuối vụ rất thuận lợi cho quá trình phát tán xâm nhiễm và và lây lan của hạch nấm trên đồng ruộng.

Bệnh bạc lá xuất hiện rải rác trên các giống Thái Xuyên 111, Bte1, KDĐB..., diện tích nhiễm bệnh 10 ha; phân bố tại Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang... Thời điểm này trở đi, bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên bộ lá đòng, nhất là nhóm giống lúa lai.

Các giải pháp kỹ thuật phòng trừ

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông

Kịp thời kiểm tra tình hình sinh trưởng, xác định thời gian trổ của từng trà lúa, từng cánh đồng, từng vùng sinh thái, từng giống để chỉ đạo, hướng dẫn phun phòng bệnh, chú trọng trên các diện tích gieo cấy các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn như: VNR20, Thái Xuyên 111, ADI 168, BQ, Hương Bình, ND502, LP5, QP5..; trên số diện tích vừa qua nhiễm đạo ôn lá và vùng có nguy cơ nhiễm bệnh. Thời điểm phun phòng khi lúa trổ vè (trổ 3 - 5%) và phun lại lần 2 sau 5 - 7 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như: Filia 525 SE, Katana 20SC, Kasoto 200SC, Beam 75WP, Newbem 750WP, Angate 75WP, Flash 75WP, Tricom 75WP…

Đối với bệnh khô vằn

Tập trung giám sát đồng ruộng, chủ động phát hiện hiện và hướng dẫn phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện, chú trọng trên các diện tích sâu trũng, bón thừa đạm, gieo cấy dày; sử dụng một trong các loại thuốc như: Vida 5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt super 300ND...

Đối với bệnh bạc lá

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phun phòng bệnh bạc lá trên diện tích gieo cấy các giống lúa nhiễm bệnh như: Thái Xuyên 111, TH3-3, Bte1, KDĐB... và những diện tích hằng năm bệnh thường phát sinh gây hại, sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như: Starner 20WP, Kamsu 2SL, Xantocin 40WP...

Lưu ý:

Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao gói. Duy trì đủ nước trên đồng ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông và phát huy hiệu lực của thuốc trong quá trình phòng trừ.

Phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát; quá trình tác nghiệp xử lý thuốc trên đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhất là điều kiện thời tiết, tiến độ lúa trổ bông nên quá trình xử lý thuốc cần linh hoạt về thời gian phun, thời điểm phun lại lần 2 (nếu cần thiết) để phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.