Nắng nóng trở lại, Hà Tĩnh lo sâu bệnh tấn công lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn, đến thời điểm này chưa có loại sâu bệnh nào gây thiệt hại đối với lúa hè thu 2019 ở Hà Tĩnh, tuy nhiên, thời tiết tiếp tục nắng nóng, rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn… đang “ngấp nghé” gây hại cây trồng.

Nắng nóng trở lại, Hà Tĩnh lo sâu bệnh tấn công lúa hè thu

Rầy nâu, rầy lưng trắng là đối tượng dịch hại "cố hữu" trên đồng ruộng Hà Tĩnh

Lúa hè thu vừa bước qua đợt bón thúc thứ hai, đây là lúc thân cây chứa nhiều dinh dưỡng và chuyển tiếp sang giai đoạn đòng già, trở thành thức ăn “hấp dẫn” đối với hầu hết các loại sâu bệnh. Từ khi đổ đạm xuống đồng thì ngày nào anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Liên Vinh, xã Thạch Đài (Thạch Hà) cũng ra đồng bắt lá, kiểm tra tận gốc lúa, phòng khi sâu bệnh phát sinh. “Lúa vừa được bổ sung dinh dưỡng, lại gặp thời tiết nắng to là điều kiện để bệnh khô vằn phát sinh. Lo nhất là lúa đã làm đòng, nếu bị tấn công lúc này thì cây lúa khó phục hồi” - anh Thành cho biết.

Theo bà con nông dân ở một số xã như Trung Lễ, Đức Thủy (Đức Thọ), bệnh khô vằn đã xuất hiện trên đồng ruộng. Tuy chỉ mới mật độ nhỏ (3 - 7%/m2, nơi cao 15%) và mức độ gây hại nhẹ nhưng nếu nắng nóng tiếp tục ở mức cao như hiện nay thì bệnh có khả năng diễn biến bất thường vào cuối vụ.

Nắng nóng trở lại, Hà Tĩnh lo sâu bệnh tấn công lúa hè thu

Chủ động phòng trừ là giải pháp tối ưu, song cần tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sau đợt mưa lớn hồi đầu tháng 7, nhiệt độ liên tục “treo” ở mức 38 - 39 độ C, không khí oi bức, nóng nực. Thời tiết này khiến cho nhiều diện tích ở các địa phương gieo cấy sớm như vùng ngoài đê Đức Thọ, các xã ven biển Thạch Hà, Nghi Xuân, nam Cẩm Xuyên bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn. Bà Đinh Thị Tam (Xuân Trường, Nghi Xuân) cho hay: “Ban đầu lúa ngả sang màu vàng, nhiều khoảng ruộng lá bị héo đầu ngọn, khi gặp nắng nóng thì bệnh càng nặng hơn”.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh, nắng nóng sẽ tiếp diễn với nền nhiệt khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc mực nước chân ruộng hè thu sẽ tụt giảm nhanh và sâu bệnh có môi trường để phát sinh gây hại. Đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ - đối tượng dịch hại nguy hiểm số 1 đối với lúa hè thu Hà Tĩnh.

Nắng nóng trở lại, Hà Tĩnh lo sâu bệnh tấn công lúa hè thu

Bà con nông dân cần kiểm tra kỹ tận gốc để phát hiện sớm các loại sâu bệnh có thể tấn công lúa hè thu cuối vụ

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh cho biết: “Hiện nay, lực lượng cán bộ BVTV đang tiến hành điều tra và theo dõi mức độ sinh trưởng, khả năng gây hại của các loại sâu bệnh điển hình. Nắng nóng kéo dài gây bất lợi cho sinh trưởng của lúa và công tác phòng trừ sâu bệnh. Dự báo, rầy nâu, rầy lưng trắng sẽ gây hại nhiều từ cuối tháng 7 đến cuối vụ, gây ra những diễn biến khó lường đối với vụ sản xuất hè thu”.

Vụ hè thu 2018 là năm đầu tiên Hà Tĩnh ghi nhận vi-rút lùn sọc đen phương Nam (do rầy nâu, rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh), những tiềm ẩn của loài dịch hại này vẫn là ở mức độ báo động nguy hiểm cao nhất với cây lúa. Trong điều kiện thuận lợi (khô hạn và nắng nóng), một ổ rầy có thể đạt từ 500 đến vài nghìn con/m2 và tăng số lượng theo cấp số nhân nếu không phòng trừ kịp thời. Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con nông dân cần thường xuyên chủ động theo dõi, nắm diễn biến của sâu bệnh; xử lý sớm, khống chế nhanh những ổ dịch nhỏ, tránh lây lan trên diện rộng.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.