Ngăn cản kê khai thiệt hại sự cố môi trường là phạm pháp!

(Baohatinh.vn) - Sau khi có chủ trương thực hiện kê khai, xác định thiệt hại từ sự cố môi trường, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã vào cuộc quyết liệt theo đúng hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Trong khi cả hệ thống chính trị thị xã đang nỗ lực để nhanh chóng hoàn tất công tác kê khai thì một bộ người dân Kỳ Hà lại đang cố tình không hợp tác và có các hành vi cản trở...

ngan can ke khai thiet hai su co moi truong la pham phap

Thị xã Kỳ Anh đã có 48/55 thôn hoàn thành việc kiểm đếm theo quy định

Thực hiện công tác kê khai, xác định thiệt hại, đến nay, thị xã Kỳ Anh đã có 48/55 thôn hoàn thành việc kiểm đếm theo quy định. Còn 7 thôn chưa thực hiện kiểm đếm, trong đó, Kỳ Lợi có 4 thôn ở Đông Yên và Kỳ Hà có 3 thôn là Bắc Hà, Tây Hà và Hải Hà.

Để đảm bảo quyền lợi cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng, chính quyền thị xã đã cử các đoàn công tác thường xuyên xuống tận thôn xóm để tuyên truyền vận động cũng như hướng dẫn các bước kê khai cho bà con. Sau một thời gian nỗ lực, ngày 15/9, có hơn 2/3 hộ dân thuộc thôn Bắc Hà (xã Kỳ Hà) đã đến thực hiện các bước kê khai, xác định thiệt hại theo quy định, nhưng trong quá trình này đã có một số đối tượng thể hiện hành vi ngăn cản bà con đến kê khai, thậm chí còn cướp, xé các phiếu kê khai.

Ông Lê Tiến Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân xã, Tổ trưởng tổ công tác tại thôn Bắc Hà nhớ lại: Buổi sáng 16/9, thấy bà con đến đông đúc, chúng tôi hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, đến khoảng 10h30 phút có một nhóm đối tượng đến cướp, xé phiếu kê khai, thậm chí làm giả người đến kê khai xin phiếu rồi ra xé. Đặc biệt, vào buổi chiều cùng ngày, các đối tượng còn trắng trợn vào tận hội trường thôn, ngoài việc cướp xé phiếu kê khai, còn uy hiếp một số bà con đã kê khai phải rút phiếu.

Nghiêm trọng nhất là vào khoảng 17h cùng ngày, trong khi tổ công tác đang tập hợp, thống kê phiếu, các đối tượng còn xông vào cướp phiếu để xé, đốt. May mắn giữ lại được một số phiếu kê khai, khi tổ rà soát bỏ vào xe để về lại UBND xã thì bị các đối tượng ngăn chặn, có các hành vi đòi lại số phiếu mà bà con vừa kê khai để tiêu hủy.

Trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh, ông Lê Văn Luyện cho biết, mặc dù bị các đối tượng ngăn cản, song để đảm bảo quyền lợi cho bà con, xã sẽ tiếp tục kiên trì vận động bà con đến kê khai trở lại, vì việc kê khai, xác định thiệt hại là giải pháp để sớm giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Sự cố môi trường biển vừa qua gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống sản xuất của bà con nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Trong khi tại các địa phương khác bà con nhân dân đang tích cực phối hợp, đồng hành cùng với chính quyền để nỗ lực vượt qua khó khăn thì tại Kỳ Hà một bộ phận người dân nơi đây lại đang cố tình đem sự cố ra làm bức bình phong để có các hành vi chống đối chính quyền, gây mất ANTT trên địa bàn. Điều này không chỉ gây ra sự bức xúc trong dư luận và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Hà Tĩnh mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hơn lúc nào hết, người dân Kỳ Hà cần sớm tỉnh táo, nhận thức đúng, không nên nghe theo các lời xúi dục, kích động để có các hành vi sai trái, gây bất ổn tình hình, không chỉ gây thiệt thòi quyền lợi cho bản thân, mà thậm chí còn vướng vào vòng lao lý.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.