(Baohatinh.vn) - Nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đồng loạt ra quân cao điểm hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024.
Sáng 15/3, xã Sơn Tiến phát động đợt ra quân cao điểm xây dựng NTM nâng cao. Địa phương đã huy động 2 máy xúc ủi cùng hơn 100 người dân ra quân nạo vét 300m kênh mương thủy lợi nội đồng, mở rộng đường ngõ tại các thôn Ngọc Sơn, Hùng Tiến. Đợt cao điểm này sẽ diễn ra từ ngày 15/3 – 15/5. Cùng với hoàn thành các tiêu chí, xã cũng tập trung nâng cấp các hạng mục như: cải tạo vườn hộ, đường giao thông, cống rãnh thoát nước, cảnh quan môi trường... Theo Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến Phan Xuân Long, xã Sơn Tiến phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Hiện tại, xã có 9/20 tiêu chí đạt; các tiêu chí còn lại đạt trên 70%, trong đó có những tiêu chí khó như: mở rộng giao thông đạt chuẩn, tiêu chí môi trường, tiêu chí nước sạch.
Trong sáng 15/3, xã Sơn Hàm cũng tổ chức phát động đợt cao điểm 60 ngày ra quân xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu (15/3-15/5). Hơn 150 người dân đã đồng loạt ra quân làm vệ sinh môi trường, mở rộng hành lang các tuyến giao thông; thực hiện các tiêu chí xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu tại thôn Liên Sơn.
"Hiện tại đã có 6/8 thôn ở xã Sơn Hàm đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Trong năm 2024, địa phương đặt mục tiêu xây dựng 2 khu dân cư NTM kiểu mẫu là Liên Sơn và Bình Sơn, trong đó thôn Liên Sơn sẽ hoàn thành trong 6 tháng đầu năm", ông Hồ Viết Hào - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Sơn Hàm cho hay.
Năm 2024, huyện Hương Sơn đặt mục tiêu phấn đấu đưa 4 xã: Quang Diệm, Sơn Châu, Sơn Tiến, Sơn Lễ đạt chuẩn NTM mới nâng cao; đồng thời xây dựng thành công 21 khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Cùng với đó, địa phương tiếp tục trung củng cố các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao. Hiện thực hoá mục tiêu này, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức các đợt ra quân cao điểm thi đua xây dựng NTM trên toàn huyện. Được biết, từ ngày 5/3, hai địa phương đầu tiên đã ra quân gồm: xã Sơn Tây và xã Sơn Giang.
Nội dung giám sát công tác thu thập thông tin tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh gồm giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và công tác thu thập thông tin phiếu điều tra.
Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp tại Hà Tĩnh ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất cho bà con nông dân.
Những ngày gần đây, ốc bươu vàng sinh sôi nhanh, tấn công nhiều diện tích lúa hè thu ở Hà Tĩnh. Bà con nông dân đang tìm đủ mọi cách để diệt ốc, đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.
Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Nhiều tháng nay, ngư dân ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) không mặn mà vươn khơi, bám biển vì sản lượng đánh bắt đạt thấp, không đủ chi phí, thậm chí thua lỗ.
Các địa phương của Hà Tĩnh đang đốc thúc tiến độ gieo cấy, hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong đó ưu tiên sử dụng tối đa các giống ngắn ngày để đảm bảo lúa hè thu sinh trưởng trong khung thời gian an toàn, né tránh thiên tai.
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh Nguyễn Tiến Dũng (Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã sản xuất thành công viên nang nhung hươu thảo mộc đầu tiên ở Hương Sơn, đạt OCOP 3 sao.
Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định công nhận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM nâng cao và TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.
Những ngày này, nông dân nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tất bật ra đồng khôi phục diện tích lúa hè thu bị ngập úng, hư hỏng do mưa lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo cấy số diện tích còn lại.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và khiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng giúp nông sản Hà Tĩnh khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 đến nay và đang diễn biến phức tạp do tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch.
Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành thu thập thông tin, lập bảng kê gần 359.000 hộ phục vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Từ đầu năm đến nay, Hương Khê (Hà Tĩnh) thu được 214 triệu đồng tiền thuế xây dựng nhà ở tư nhân, trong đó, một số xã gần như không thu được nguồn này.
Vụ tôm xuân hè đang vào mùa thu hoạch, năng suất ổn định, giá bán cao hơn cùng kỳ năm trước. Diễn biến tích cực này góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho người nuôi Hà Tĩnh.
Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã khẩn trương vào các cảng và khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 1.
Người dân cùng các cấp, ngành ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang nỗ lực, đồng lòng khoanh nuôi, bảo vệ để làm giàu các cánh rừng tái sinh, giữ “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Vải thiều được trồng ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao, giá tốt. Dự kiến mỗi hộ trồng có thu về từ 40 triệu đồng trở lên.
Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Sau bài viết Nông dân Cẩm Bình như ngồi trên lửa vì lúa hữu cơ ST25 bị “ép giá”, Báo Hà Tĩnh tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp dừng liên kết với bà con nông dân.